Các chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định bước chuyển mình trong chuyển đổi số (CĐS) của các tổ chức tài chính thời gian qua rất ấn tượng. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội tăng trưởng mới còn nhiều thách thức phía trước cần được giải quyết.
Đại dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, kinh tế - xã hội. Các hoạt động kinh doanh, trao đổi thông tin hầu hết đều diễn ra trên không gian mạng. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp (DN) phải thích nghi và tìm cho mình giải pháp số để kịp thời nắm bắt chỉ số tài chính, đưa ra quyết sách phù hợp.
Dự thảo về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho Fintech (Sandbox) nếu được ban hành trong thời gian tới kỳ vọng sẽ “bật đèn xanh” về pháp lý cho thị trường P2P Lending phát triển đúng hướng tại Việt Nam, một trong những kênh cung ứng vốn mới đang được đánh giá hiệu quả hiện nay.
Số hóa các khoản thanh toán (thu - chi) của chính phủ có thể đóng góp hiệu quả vào hoạt động chung của chính phủ và phúc lợi công cộng tốt hơn, đồng thời hỗ trợ hoạt động kinh tế, thúc đẩy sự phát triển hệ thống tài chính của quốc gia.
Khảo sát của Ngân hàng Nhà nước đến cuối 2020, có khoảng 60-70% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, thậm chí là thực thi chiến lược chuyển đổi số của mình.
Với quyết định phê duyệt triển khai thí điểm của Thủ tướng Chính phủ, Mobile- Money được kì vọng sẽ trở thành “cánh tay nối dài” hay mảnh ghép còn lại cho bức tranh hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là tại nông thôn, vùng sâu vùng xa....
Theo đại diện Viettel Digital, 2 năm thử nghiệm sắp tới sẽ là khoảng thời gian hết sức quan trọng để Mobile Money thể hiện giá trị trong công cuộc hỗ trợ đời sống người dân và có thể thay thế hoàn toàn lượng tiền lẻ đang tiêu dùng hiện nay trên thị trường.
Theo Bộ Tài chính, lộ trình chuyển đổi số (CĐS) của ngành Tài chính đến năm 2025, ngành Tài chính sẽ thiết lập hệ sinh thái tài chính số, trong đó Chính phủ số đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.
Bất chấp đại dịch Covid-19 đang diễn ra và tác động của nó đối với các nền kinh tế Đông Nam Á, các ngân hàng trong khu vực vẫn cam kết tăng cường các hệ thống tuân thủ để chống rửa tiền và các tội phạm tài chính khác.
Trên thế giới, các hệ sinh thái công nghệ tài chính (Fintech) đã góp phần thúc đẩy các phát minh công nghệ thông tin, phát triển thị trường tài chính, cải thiện các hệ thống tài chính - ngân hàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Bằng việc thu hút nhân tài ở nhiều lĩnh vực và nguồn vốn đầu tư dồi dào, các hệ sinh thái Fintech cho thấy khả năng kích thích nền kinh tế ở mức độ tổng thể.
Tồn tại nghi ngờ rằng trí tuệ nhân tạo sẽ định hình lại thế giới không như chúng ta đã biết. Nó sẽ cách mạng hóa cách chúng ta làm kinh doanh, giao tiếp và thậm chí nuôi dạy con cái của chúng ta. Có lẽ, lợi ích của AI đem lại nhiều hơn những tác động xấu, nhưng một báo cáo mới từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy chúng ta có thể phải chịu một cuộc khủng hoảng toàn cầu trước khi chúng ta có cơ hội tìm ra.