Nhà nước cần thiết kế khung khổ pháp lý theo hướng linh hoạt, thử nghiệm có kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh và phức tạp như hiện nay.
Tòa án Hiến pháp nhấn mạnh các quyền cơ bản của Đức như tự do báo chí và bí mật viễn thông không chỉ là các quyền cơ bản của riêng người Đức mà cũng là quyền của người nước ngoài ở hải ngoại.
Sáng nay, 4/11/2015, tại trụ sở Bộ TT&TT, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã có cuộc trao đổi với báo chí về nội dung Luật Báo chí (sửa đổi) được trình Quốc hội khóa này.
Nhằm nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, ngày 6/11/2014, tại Hà Nội, Ban Tổ chức cuộc thi Trung ương đã phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngày 11 tháng 4 năm 2014, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông ra quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông có liên quan đến các quy định về quyền con người thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bảo đảm quyền con người, quyền riêng tư là quá trình thúc đẩy công bằng và thực thi pháp luật, củng cố Nhà nước pháp quyền, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, làm tăng tính hiệu quả và minh bạch, trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Quyền riêng tư có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử và nó sơ khai xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phát triển cho đến ngày nay. Quyền riêng tư được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights).