
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Lãnh đạo các nước ASEANký Tuyên bố Kuala Lumpur về Hình thành Cộng đồng ASEAN 2015
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN27, sáng 22/11/2015, tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), Thủ tướng Nguyễn TấnDũng cùng Lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về Hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 và Tuyên bốKuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Tuyên bố KualaLumpur về Hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 là một sự kiện mang tính bước ngoặttrong lịch sử của Khu vực, là một dấu mốc quan trọng của ASEAN trong 48năm thành lập và phát triển. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cộtchính gồm Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa -Xã hội sẽ giúp khu vực hội nhập sâu rộng hơn, cạnh tranh hiệu quả hơn và nângcao vai trò trung tâm của ASEAN.
Hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 là một sự kiện mang tínhbước ngoặt trong lịch sử của Khu vực, là một dấu mốc quan trọng của ASEANtrong 48 năm thành lập và phát triển. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN vớiba trụ cột chính gồm Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộngđồng Văn hóa - Xã hội sẽ giúp khu vực hội nhập sâu rộng hơn, cạnh tranh hiệuquả hơn và nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN.Ba trụ cột này được thể hiện bằng ba chữ P gồm Hòa bình (Peace),Thịnh vượng (Prosperity) và Con người (People). Điều này cho thấy ASEAN có cáchtiếp cận toàn diện cho sự hợp tác, hội nhập và phát triển. Trong đó, Cộng đồngchính trị-an ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp bảo đảm cho khu vựcmôi trường hòa bình, ổn định, không có chiến tranh để tập trung phát triển kinhtế. Đổi lại sự phát triển kinh tế cũng tạo điều kiện để an ninh được bảo đảm.Với đặc trưng là nền kinh tế trẻ, năng động nhất thế giới, Cộng đồng kinh tếASEAN sẽ tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, khuyến khích chuyểndịch lao động, vốn và thương mại.
Việc hình thành cộng đồng ASEAN đánh dấu một sự khởi đầu. Kể từ ngày 31/122015, dưới mái nhà chung ASEAN, 630 triệungười dân trong khu vực sẽ cùng chung tay xây dựng một Cộng đồng gắn kết vềchính trị, liên kết về kinh tế và cùng chia sẻ trách nhiệm xã hội. Cộng đồngASEAN ra đời đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, với 630 triệu dân vàGDP 2.600 tỷ USD. Dự kiến, với GDP sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020, ASEAN cótiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030. Đặc biệt,ASEAN là nền kinh tế duy nhất có Hiệp định Thương mại tự do với tất cả các nềnkinh tế lớn và trung bình trên thế giới. Một số nước ASEAN đã tham gia Hiệpđịnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhiều nước có Hiệp định Song phươngtự do thương mại với các đối tác kinh tế quan trọng. Nhờ đó, ASEAN sẽ có điềukiện tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu. Với sức mạnh tổng hợp cả trênlĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế do kết quả của quá trình thực hiện cácbiện pháp xây dựng Cộng đồng thì vai trò và tiếng nói của ASEAN ngày càng đượccoi trọng. Do đó, ngaytừ bây giờ các nước thành viên cần phải nỗ lực đoàn kết và hội nhập hết mình đểxây dựng ASEAN thành một cộng đồng thống nhất, hòa bình, ổn định và phồn vinhnhư mong đợi.
Như vậy, sau 6 năm triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, 10 nước thànhviên đã vượt qua không ít rào cản cũng như sự khác biệt để cùng xây dựng mộtCộng đồng thống nhất trong đa dạng. Sự kiện Cộng đồng ASEAN ra đời là một dấumốc quan trọng của ASEAN khi bước sang một giai đoạn phát triển mới, hội nhậpsâu rộng hơn. Cộng đồng ASEAN cũng là cộng đồng đầu tiên được thành lập ở châuÁ, đây là niềm tự hào của tất cả người dân Đông Nam Á. Việt Nam tự hào vì đã tham gia, đóng góp tích cực đối với tiến trình hợp tác vàxây dựng Cộng đồng ASEAN từ năm 1995 đến nay. 20 năm đồng hành cùng ASEAN cũnglà 20 năm Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh quá trình đổi mới đất nước và hội nhập sâurộng với khu vực và quốc tế. ASEAN đã và sẽ luôn là một trụ cột quan trọngtrong chính sách đối ngoại của Việt Nam.