Hơn một nửa số đăng nhập truyền thông xã hội là lừa đảo

DY| 27/08/2019 16:27
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo báo cáo lừa đảo và lạm dụng quý 3/2019 do Arkose Labs công bố mới đây, các nền tảng truyền thông xã hội hiện đang trở thành mục tiêu chính của tội phạm mạng.

Tận dụng công cụ truyền thông xã hội để thực hiện tấn công

Truyền thông xã hội đã có những bước phát triển đáng kể kể từ khi Friendster và Myspace ra đời. Mặc dù đây là công cụ tuyệt vời để liên lạc với bạn bè, người thân nhưng một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy các kênh truyền thông xã hội ngày nay đầy rẫy sự gian lận.

Kết quả này được công bố trong báo cáo “Gian lận và lạm dụng quý 3/2019” của Arkose Labs, trong đó các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 1,2 tỷ tương tác thời gian thực với các nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm "đăng ký tài khoản, đăng nhập và thanh toán từ các dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, du lịch, truyền thông xã hội, game và giải trí". Cụ thể, ước tính có 53% tổng số lần đăng nhập trên các trang web truyền thông xã hội là lừa đảo và 25% tổng số tài khoản mới là giả mạo.

Kevin Gosschalk, Giám đốc điều hành của Arkose Labs cho biết: "Chúng ta đang ở trong thời kỳ mà danh tính, ý tưởng, hoạt động kinh doanh, số liệu và nội dung trực tuyến đều có thể bị giả mạo". Điều này có thể dẫn tới vấn đề bảo mật nghiêm trọng và hậu quả tài chính cho bất kỳ doanh nghiệp nào có sự hiện diện trực tuyến, đặc biệt là khi họ cố gắng cân bằng giữa quản lý rủi ro và tăng cường trải nghiệm khách hàng.

Báo cáo cũng cho thấy các nền tảng truyền thông xã hội đang phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công khác nhau từ các mạng máy tính ma đến con người, bao gồm chiếm đoạt tài khoản, tạo tài khoản gian lận, thư rác,… Theo phân tích, hơn 3/4 (75%) các cuộc tấn công trên phương tiện truyền thông xã hội là các cuộc tấn công bot (mạng máy tính ma) tự động.

Không giống như những ngành công nghiệp khác, các cuộc tấn công chiếm đoạt tài khoản ngày càng trở nên phổ biến trên truyền thông xã hội. Tình trạng tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội bị kẻ xấu lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt hoặc giả mạo, đang ngày càng phổ biến và rất khó để kiểm soát.

Theo Arkose, nguyên nhân là do tin tặc đang tìm cách thu thập dữ liệu cá nhân từ tài khoản của người dùng hợp pháp để trục lợi. Lợi dụng uy tín của người có tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Cùng với thói quen đăng tải thông tin ở chế độ công khai của người sử dụng, việc này đã vô tình khiến cho việc lưu giữ và thu thập thông tin cá nhân đối với các tin tặc (hacker) trở nên khá dễ dàng. Song, không chỉ những người nổi tiếng, rất nhiều người bình thường cũng bị sử dụng hình ảnh để lập tài khoản giả mạo mà không rõ mục đích. Do đó, ai cũng có khả năng trở thành nạn nhân của việc bị giả mạo trên môi trường mạng xã hội.

Kevin Gosschalk, CEO của Arkose, cho biết: “Hơn 50% thông tin đăng nhập trên mạng xã hội là giả mạo, chúng tôi biết rằng những kẻ lừa đảo đang sử dụng các bot quy mô lớn để khởi động các cuộc tấn công trên các nền tảng truyền thông xã hội với mục đích phổ biến là  đánh cắp thông tin, lan truyền nội dung độc hại và thực hiện các chiến dịch tấn công lừa đảo social engineering.

Social engineering là kiểu tấn công dựa vào sự tương tác của con người và thường liên quan đến việc thao túng mọi việc bằng cách phá vỡ các quy trình bảo mật thông thường, truy cập vào hệ thống, mạng để đạt được lợi ích tài chính.

Từ góc độ tổng thể, Arkose đã kiểm tra hơn 1,2 tỷ giao dịch bao gồm đăng ký tài khoản, đăng nhập và thanh toán từ các dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, du lịch, phương tiện truyền thông xã hội, ngành công nghiệp game và giải trí, và thấy rằng cứ 1/10 giao dịch nói chung là độc hại, đến từ các mạng máy tính ma tự động hoặc do con người thực hiện.

Mạng máy tính ma và con người

Theo báo cáo, các cuộc tấn công tự động chiếm phần lớn lưu lượng, bao gồm từ các cuộc tấn công xác thực tài khoản quy mô lớn đến các bot kiểm soát đặt ghế tại một hãng hàng không. Quy mô tấn công thay đổi theo vị trí địa lý và ngành công nghiệp. Phân tích chuyên sâu hơn cho thấy hầu hết các cuộc tấn công từ Trung Quốc (59,3%) là do con người điều khiển, cao hơn 4 lần so với từ Mỹ, Nga, Philippines và Indonesia.

Không giống như lưu lượng bot, lưu lượng truy cập không xác thực của người dùng khó phát hiện hơn bởi hành vi của con người thường không thể đoán trước và mang nhiều sắc thái.

Đôi khi những kẻ lừa đảo phải dựa vào con người để thực hiện các cuộc tấn công, theo Vanita Pandey, Phó chủ tịch chiến lược tại Arkose Labs, các cuộc tấn công này có chi phí cao hơn nhưng giá trị mang lại lớn hơn nên khiến cho việc đầu tư trở nên đáng giá. Các nền kinh tế đang phát triển đang nhanh chóng trở thành trung tâm lừa đảo do dễ tiếp cận các công cụ tinh vi, lao động thủ công giá rẻ và các ưu đãi kinh tế liên quan đến gian lận trực tuyến.

Lĩnh vực bán lẻ và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi tấn công gian lận

Báo cáo của Arkose Labs cho thấy một số xu hướng thú vị: Các giao dịch thanh toán trong lĩnh vực du lịch có khả năng bị tấn công cao gấp 10 lần; trong khi ngành công nghiệp bán lẻ hứng chịu số lượng các cuộc tấn công do con người điều khiển cao nhất.

Các cuộc tấn công nhằm vào lĩnh vực ngành du lịch chủ yếu đến từ các bot tự động đang tìm cách chặn việc kiểm kê (ví dụ các ghế ngồi còn trống), dẫn đến làm gián đoạn hoạt động hoặc tăng giá vé đáng kể. Tin tặc cũng đang tìm cách đánh cắp điểm khách hàng thân thiết mà có thể chuyển đổi thành thành tiền mặt. Nhìn chung, Arkose Labs nhận thấy rằng gần 10% số lần thử đăng nhập trên các trang web du lịch và 46% các giao dịch thanh toán cho du lịch là gian lận.

Đối với bán lẻ, đây là lĩnh vực này có tổng thời gian bị tấn công nhiều nhất trong năm. Pandey cho biết: “Khi chúng ta bước vào mùa lễ, điều này rất quan trọng đối với ngành bán lẻ, nơi chứng kiến ​​sự gian lận lớn theo mùa và do con người. Ngay bây giờ, những kẻ lừa đảo đang tích cực chuẩn bị để tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào các nhà cung cấp bán lẻ trong các ngày lễ thông qua việc xác nhận và kiểm tra thẻ quà tặng bị đánh cắp và danh tính bị xâm phạm trong các xâm phạm gần đây. Giải pháp lâu dài cho vấn đề này không bắt nguồn từ việc áp dụng các biện pháp phòng vệ mới - bởi vì gian lận sẽ tiếp tục gia tăng - mà là để phá vỡ giá trị kinh tế của cuộc tấn công và loại bỏ các ưu đãi tài chính".

Ngoài ra, theo báo cáo, lĩnh vực công nghệ cũng được tin tặc nhắm mục tiêu, chúng thuê một nhóm lớn lao động với giá thấp để thực hiện các giao dịch gian lận hoặc tạo tài khoản giả. Trên thực tế, 43% các cuộc tấn công vào các công ty công nghệ là do con người điều khiển, trong đó việc đăng ký tài khoản đối với các công ty công nghệ có khả năng bị tấn công cao gấp 4 lần so với đăng nhập.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà các nền tàng truyền thông xã hội đem lại. Tuy nhiên, việc cẩn trọng đối với những thông tin cá nhân của mỗi người trên không gian mạng là hết sức cần thiết để không trở thành mục tiêu của những loại hình lừa đảo này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Công đoàn TT&TT tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân tháng công nhân, NLĐ 2024
    Với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, tháng công nhân, tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 đã được Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam (TT&TT VN) phát động sáng ngày 3/5/2024, tại Hà Nội.
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Phát triển nông nghiệp bền vững, cần chuyển đổi số trong mọi quy trình
    Cách đây không lâu, tại diễn đàn Hợp tác xã quốc gia năm 2024 hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững, nhiều quan điểm, góc nhìn, giải pháp đã được đưa ra.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Hơn một nửa số đăng nhập truyền thông xã hội là lừa đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO