Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa ban hành Văn bản số 512/VPTT ngày 7/11 gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Trước tình hình những đợt mưa lớn sẽ tiếp tục từ ngày 27-31/10 theo dự báo, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp trực tuyến với 9 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên và các Bộ ngành để ứng phó với Áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lũ.
Sáng ngày 25/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã có cuộc họp khẩn về ứng phó với mưa lũ miền Trung do ảnh hưởng của trận bão đổ bộ từ Bình Định đến Bình Thuận.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 16/CĐ-TW ngày 24/10 yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).
Suốt 2 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều đợt mưa to kéo dài, kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến một số khu dân cư và các tuyến đường giao thông ở khu vực trũng thấp bị chia cắt.
Trong những ngày tới, do ảnh hưởng của mưa lớn, nguy cơ cao sẽ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông khu đô thị tại khu vực Bắc Bộ và từ Nghệ An đến Bình Định.
Các địa phương khu vực Trung bộ vừa trải qua đợt mưa lũ lớn gây nhiều thiệt hại về người và của. Để giảm thiểu thiệt hại thì cần phải tăng cường theo dõi, dự báo, cảnh báo thiên tai khu vực Trung bộ trong thời gian tới.
Dự kiến trong 10 ngày tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tổ hợp thiên tai đó là: hoàn lưu bão số 7 kết hợp với không khí lạnh sẽ gây mưa lớn cho nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, bão số 8, đến ngày 16-17/10, Biển Đông có khả năng lại xuất hiện một cơn áp thấp nhiệt đới/bão số 9.
Trước diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai trong những tháng cuối năm, UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương sát sao trong công tác phòng chống thiên tai vì đây là tỉnh thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán, triều cường, sạt lở bờ sông, bờ biển…
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành Công điện Thủ tướng Chính phủ gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên về việc chủ động ứng phó với bão, mưa lũ.
Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào "mùa sạt lở 2021" khi tại các tỉnh như: An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Thực trạng này đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương Đồng bằng sông Cửu Long phải tập trung tìm giải pháp, khẩn trương xử lý nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở gây ra.
“Dự án chuyển giao công nghệ Flood4cast® ứng dụng cảnh báo ngập lụt cho khu vực nội thành Hà Nội” là dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Bỉ tài trợ. Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Xuất khẩu của Vương quốc Bỉ đại diện và Công ty HydroScan hỗ trợ kỹ thuật, được triển khai trong 3 năm (từ năm 2021 - 2024) nhằm xây dựng công nghệ cảnh báo thời gian thực về ngập lụt do mưa cho khu vực nội thành Hà Nội.
Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn đêm qua (23/9) bão số 6 (Bão DIANMU) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào đất liền khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam. Đến sáng nay (24/9), bão số 6 đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
Các hồ thủy điện, thủy lợi đóng vai trò rất lớn trong việc điều hòa dòng chảy, chống hạn, cắt giảm lũ, đặc biệt là khu vực miền Bắc và miền Trung. Tính đến hết năm 2020, cả nước có 429 công trình thủy điện đã được đưa vào vận hành khai thác. Do vậy công tác phòng chống thiên tai (PCTT) đặt ra yêu cầu là phải đảm bảo vận hành tuyệt đối an toàn cho công trình, cho hạ du, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân đồng thời khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước cho phát điện, phục vụ sản xuất và sinh hoạt, ổn định phát triển kinh tế-xã hội địa phương.