Làm việc kết hợp làm tăng phúc lợi, năng suất của người Việt đáng kể

Minh Thiện| 20/05/2022 08:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Với mô hình làm việc kết hợp và làm việc từ xa ngày càng trở nên phổ biến, nghiên cứu mới của Cisco đã khám phá những hiểu biết sâu sắc về cách nhân viên đã làm việc trong hai năm qua và những gì cần thiết để nhân viên và các tổ chức phát triển mạnh mẽ trong một tương lai làm việc kết hợp.

Nhiều lợi ích mang lại từ mô hình làm việc kết hợp

Theo một nghiên cứu toàn cầu mới của Cisco, mô hình làm việc kết hợp đã cải thiện phúc lợi tổng thể, cân bằng giữa công việc và cuộc sống và nâng cao hiệu suất của người lao động tại Việt Nam. Năng suất làm việc cao hơn của nhân viên đã đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức, song vẫn còn nhiều việc cần làm để xây dựng văn hóa hòa nhập và sắp xếp mô hình làm việc kết hợp nhằm gia tăng mức độ sẵn sàng và nâng cao trải nghiệm của nhân viên.

Mô hình làm việc kết hợp giúp nâng cao phúc lợi và năng suất của người lao động Việt Nam - Ảnh 1.

Báo cáo của Cisco với tên gọi "Người lao động đã sẵn sàng cho mô hình làm việc kết hợp, còn bạn?" được thực hiện thông qua cuộc khảo sát với 28.000 nhân viên từ 27 quốc gia, bao gồm hơn 1.050 người từ Việt Nam. 

Kết quả khảo sát cho thấy 70% người lao động tại Việt Nam tin rằng chất lượng công việc đã được cải thiện. 67% người được hỏi cảm thấy năng suất của họ đã được nâng cao. Trên hết, 84% người tham gia khảo sát cho biết, dù làm việc từ xa, họ vẫn có thể đảm bảo hiệu quả công việc tốt như khi làm việc trực tiếp tại văn phòng. Tuy nhiên, chỉ có 37% người lao động Việt Nam cho rằng công ty của họ đã thực sự "chuẩn bị kỹ lưỡng" cho một tương lai làm việc kết hợp.

Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam, chia sẻ: "Hai năm vừa qua đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận công việc: Dù làm việc ở đâu, quan trọng là chúng ta làm những gì. Trong thời kỳ bình thường mới, người lao động và người sử dụng lao động tại Việt Nam đang được hưởng những lợi ích hữu hình từ mô hình làm việc kết hợp, từ việc cải thiện phúc lợi của người lao động cho đến gia tăng năng suất và hiệu suất công việc". 

Bà Thuỷ cũng cho biết: "Mô hình làm việc kết hợp không chỉ hỗ trợ việc quay trở lại văn phòng một cách an toàn. Các nhà lãnh đạo cần xem xét lại cách nuôi dưỡng một nền văn hóa hội nhập, đặt nhân viên cùng kinh nghiệm, sự gắn kết và phúc lợi của họ làm trọng tâm, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng và an ninh bảo mật để mang đến cho nhân viên trải nghiệm làm việc xuyên suốt, an toàn và hội nhập."

Mô hình làm việc kết hợp đã cải thiện phúc lợi tổng thể của nhân viên tại Việt Nam

Nghiên cứu của Cisco đã đánh giá tác động của phương thức làm việc kết hợp tới 05 khía cạnh của phúc lợi: cảm xúc, tài chính, tinh thần, thể chất và gắn kết xã hội. Đa số (85%) cho rằng làm việc kết hợp và từ xa đã giúp nhiều khía cạnh thể chất của họ được cải thiện.

Thời gian làm việc từ xa đã cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho 88% người lao động tại Việt Nam. Lịch làm việc linh hoạt hơn (71%) và thời gian di chuyển giảm đi đáng kể hoặc không phải di chuyển (55%) đã góp phần cải thiện điều này. Hơn 3/4 số người trả lời khảo sát (76%) tiết kiệm được ít nhất 4 tiếng/tuần khi họ làm việc tại nhà và 31% đã tiết kiệm được 8 tiếng trở lên mỗi tuần.

Mô hình làm việc kết hợp giúp nâng cao phúc lợi và năng suất của người lao động Việt Nam - Ảnh 2.

Số liệu tổng hợp trích từ báo cáo riêng tại Việt Nam

89% người lao động Việt Nam cũng cho biết tình hình tài chính của họ đã được cải thiện với khoản tiết kiệm trung bình 178.093.000 đồng (7.696 USD) một năm. 93% người được hỏi đánh giá tiết kiệm nhiên liệu và/hoặc chi phí di chuyển thuộc nhóm những khoản họ tiết kiệm được nhiều nhất, sau đó là giảm chi tiêu vào thực phẩm và giải trí (75%). Hơn 8/10 (89%) tin rằng họ có thể duy trì những khoản tiết kiệm này trong dài hạn và 82% sẽ cân nhắc tới những khoản tiết kiệm này khi họ có ý định chuyển việc.

Ngoài ra, 86% người trả lời tin rằng sức khỏe thể chất của họ đã được cải thiện khi làm việc từ xa. Tương tự, 88% cho biết làm việc kết hợp đã có tác động tích cực tới thói quen ăn uống của họ.

Đa số (91%) cho biết làm việc từ xa đã giúp củng cố các mối quan hệ gia đình và 61% số người được khảo sát nhận thấy các mối quan hệ với bạn bè của họ đã trở nên tốt đẹp hơn.

Sự tin tưởng và minh bạch là chìa khóa xây dựng một tương lai làm việc kết hợp thành công

Với nhận định "Làm việc kết hợp là xu hướng của tương lai", 76% người lao động tại Việt Nam cho biết họ muốn có sự kết hợp hài hòa giữa mô hình làm việc kết hợp từ xa và tại văn phòng trong tương lai, so với mô hình làm việc hoàn toàn từ xa (19%) và hoàn toàn tại văn phòng (4%).

Tuy nhiên, các phong cách làm việc khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự hòa nhập và gắn kết. Hơn 7 trong số 10 (72%) người Việt Nam được hỏi tin rằng hành vi quản lý vi mô ngày càng xuất hiện nhiều khi triển khai làm việc kết hợp và làm việc từ xa. Sự thiếu tin tưởng từ các nhà quản lý rằng nhân viên của họ có thể làm việc hiệu quả là một vấn đề đáng quan ngại trong trải nghiệm làm việc.

Mô hình làm việc kết hợp giúp nâng cao phúc lợi và năng suất của người lao động Việt Nam - Ảnh 3.

Xu hướng làm việc kết hợp là mong muốn của đại đa số người lao động Việt Nam

Anupam Trehan, Giám đốc cấp cao về Nhân sự và Cộng đồng của Cisco khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi chỉ ra rằng còn nhiều việc cần làm để sắp xếp mô hình làm việc kết hợp cho người lao động, đặc biệt khi nói đến việc xây dựng một nền văn hóa hội nhập được thúc đẩy bởi cơ sở hạ tầng công nghệ hiệu quả trong một thế giới làm việc mới được người lao động yêu thích. Các nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp cần có những cam kết lâu dài để giữ chân nhân sự, như lắng nghe, xây dựng lòng tin và lãnh đạo bằng sự đồng cảm, linh hoạt và công bằng."

Đồng thời, công nghệ sẽ vẫn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tương lai với lực lượng lao động ngày càng đa dạng và phân tán. 81% người được hỏi tin rằng việc thường xuyên gặp các vấn đề về kết nối là một trở ngại đối với những người làm việc từ xa. Do đó, 93% cho rằng cơ sở hạ tầng mạng là điều kiện thiết yếu để có trải nghiệm liền mạch khi làm việc tại nhà, khoảng 20% cho biết công ty của họ vẫn cần có cơ sở hạ tầng mạng phù hợp.

83% người trả lời tại Việt Nam tin rằng an ninh mạng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo mô hình làm việc kết hợp được triển khai an toàn, và 73% cho biết tổ chức của họ hiện đã có đủ năng lực và giao thức phù hợp. Chỉ 72% cho rằng tất cả các nhân viên trong công ty hiểu được những rủi ro an ninh mạng liên quan đến làm việc kết hợp và 79% nghĩ rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã quen với việc ứng phó các rủi ro đó.

Mô hình làm việc kết hợp giúp nâng cao phúc lợi và năng suất của người lao động Việt Nam - Ảnh 4.

Công nghệ tạo ra những cơ hội và cả rủi ro trong tương lai làm việc kết hợp

"Công nghệ là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng trong môi trường làm việc kết hợp và nó cần được củng cố bởi bảo mật đầu cuối tích hợp. Các tổ chức nên đặt khả năng bảo mật mạnh mẽ là ưu tiên hàng đầu, làm nền tảng cho mọi nỗ lực số hóa và đảm bảo rằng an ninh mạng là cốt lõi trong kiến trúc công nghệ của họ. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người dùng và thiết bị kết nối vào các ứng dụng của công ty khiến cho bề mặt tấn công bị mở rộng, các tổ chức cần phải tăng cường bảo mật và xây dựng hàng rào phòng vệ tốt hơn, thông qua việc cho phép truy cập an toàn và bảo vệ người dùng cũng như thiết bị đầu cuối trong hệ thống mạng và đám mây", Juan Huat Koo, Giám đốc An ninh mạng của Cisco ASEAN, khẳng định./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Làm việc kết hợp làm tăng phúc lợi, năng suất của người Việt đáng kể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO