Mua sắm trực tuyến và tác động tới môi trường

TH| 19/03/2019 09:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Đông Nam Á là khu vực có một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Với một số yếu tố như người tiêu dùng trẻ hơn, đô thị hóa diễn ra nhanh và thịnh vượng hơn, khu vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng với một tốc độ phi thường.

Trong năm 2017, tổng giá trị giao dịch (GMV - Gross Merchandise Value) của khu vực vượt mức 10 tỷ USD, tăng từ mức 5,5 tỷ USD vào năm 2015. Đối với các công ty bán lẻ trực tuyến Lazada, Zalora, Shopee, Alibaba, Amazon hay công ty công nghệ Tencent..., Đông Nam Á là một thị trường màu mỡ và nhiều tiềm năng.

Được hỗ trợ bởi các chính sách đầu tư ủng hộ nước ngoài của chính phủ, Indonesia đang dẫn đầu khu vực về thương mại điện tử (TMĐT) và được dự kiến sẽ chiếm 52% tổng mức tăng trưởng tại thị trường này vào năm 2025.

Singapore, nơi có trụ sở của 2 "gã khổng lồ" về TMĐT tử là Lazada và Zalora, là thị trường TMĐT tiên tiến nhất, được thúc đẩy bởi mức thâm nhập và tốc độ Internet cao. Tại Thái Lan, TMĐT là phương thức mua hàng và bán hàng số chính có mức tăng trưởng hơn 100%.

Với sự gia tăng về khả năng tiếp cận công nghệ và kết nối, sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy khi người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực mua sắm nhiều hơn. Điều này thể hiện rõ qua hơn 200 triệu người tiêu dùng số thường xuyên mua sắm hàng hóa và các dịch vụ trực tuyến cũng như sự phổ biến và có sẵn của các kênh số mới cho thương mại trực tuyến. Thị trường TMĐT trong khu vực được dự báo tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 31% đến năm 2025, với giá trị ước đạt 88 tỷ USD.

Giá trị của thị trường TMĐT tại ASEAN

Tác động của mua sắm trực tuyến đối với môi trường

Để đánh giá ảnh hưởng của việc bùng nổ mua sắm trực tuyến đến môi trường, nhiều nghiên cứu đã so sánh giữa tác động của các xu hướng thay đổi của người tiêu dùng đối với khí thải nhà kính (GHG).

Một nghiên cứu của ông Dimitri Weideli thuộc Trung tâm Vận tải và logistics, Viện công nghệ Massachusetts  (MIT) cho thấy, mua sắm trực tuyến có ít tác động đến môi trường hơn so với mua sắm truyền thống. Yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng khí thải nhà kính trong hoạt động mua sắm truyền thống là sự đi lại của khách hàng còn đối với mua sắm trực tuyến là việc đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện toàn bộ quá trình mua hàng, các yếu tố như vị trí khách hàng và lựa chọn vận tải ảnh hưởng rất lớn đến kết quả.

Ông Dimitri Weideli cho biết: “Các nhà bán lẻ trực tuyến có xu hướng tác động tới môi trường được kiểm soát nhiều hơn trong quá trình vận chuyển và tập trung vào tối ưu hóa đóng gói cũng như quá trình hoàn trả sẽ giảm đáng kể vùng phủ của họ. Các nhà bán lẻ trực tiếp có thể tập trung vào một bước tìm kiếm trực tuyến hiệu quả và tận dụng các địa điểm cửa hàng bán lẻ của họ để thúc đẩy sự đón nhận của người tiêu dùng tại các khu vực đô thị có mật độ dân cao”.

Đối với Công ty nội thất Thụy Điển IKEA, sự đột phá vào hoạt động mua sắm trực tuyến mang lại hiệu quả tích cực cho các nỗ lực giảm phát xạ khí thải trên toàn cầu. Giám đốc phụ trách truyền thông và bền vững khu vực Đông Nam Á của IKEA, ông Lars Svensson cho rằng, TMĐT giúp giảm bớt việc đi lại của khách hàng tới các cửa hàng, chiếm 14% lượng khí thải carbon; đồng thời giúp họ xử lý hiệu quả hơn trong việc chuẩn bị hàng hóa để giao hàng và thanh toán.

Bên cạnh tác động của nó đối với khí thải GHG, tác động của TMĐT và thương mại truyền thống đối với các vấn đề môi trường và xã hội khác như mua sắm bắt buộc, thời trang, phân biệt đối xử  tại các thị trường kém phát triển cũng cần được người tiêu dùng xem xét khi mua hàng.

Điểm đáng chú ý là phần lớn tác động không chỉ phụ thuộc vào cách các doanh nghiệp hoạt động mà còn cả cách người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua hàng của họ. Cả nhà bán lẻ trực tuyến và truyền thống có thể đóng vai trò quan trọng trong việc này bằng cách thông báo cho khách hàng về tác động môi trường của các lựa chọn.

Với giáo dục và nhận thức đầy đủ, bản thân người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc làm thế nào để chiến lược và điều hướng trải nghiệm mua sắm của họ trong khi theo dõi các tác động đến khí hậu, môi trường và thế giới nói chung.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Mua sắm trực tuyến và tác động tới môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO