Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn 2021 – 2025

CTV| 08/11/2021 17:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Công thương tiếp tục đẩy mạnh, triển khai các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn năm 2021 – 2025

Ghi nhận từ công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp giai đoạn 2016 – 2020

Từ năm 2016, với sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của Bộ Công thương và các cơ quan chức năng liên quan, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phép về cơ bản đã được kiểm soát tốt, không còn các vi phạm nghiêm trọng. Công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã có dấu hiệu tích cực thể hiện:

- Về số lượng doanh nghiệp: Từ 67 doanh nghiệp đầu năm 2016 thì đến hết năm 2020 chỉ còn 22 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động hợp pháp (giảm 67%). Năm 2018 ghi nhận số lượng người tham gia cao nhất ở mức gần 1,2 triệu người. Trong đó, thực chất trung bình khoảng 60% số người tham gia là có nhận được hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế từ hoạt động bán hàng đa cấp. Số lượng người còn lại chỉ ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp để được mua sản phẩm với giá ưu đãi dành cho nhà phân phối của doanh nghiệp.

- Công tác thanh tra, kiểm ta, giám sát, xử lý vi phạm đã được thực hiện hiệu quả. Từ năm 2016 đến nay, Bộ Công thương đã triển khai 65 đoàn thanh tra, kiểm tra; Xử phạt số tiền hơn 14 tỷ đồng và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 24 doanh nghiệp.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo đạt được hiệu quả đáng kể. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thường xuyên để thông tin đến được đông đảo người dân (Đăng tải trên website của Bộ Công thương, ban hành sổ tay hướng dẫn, tuyên truyền qua các kênh truyền thanh, truyền hình quốc gia, các diễn đàn báo chí dưới dạng Talkshow hay đối thoại trực tuyến, tổ chức các buổi tọa đàm để tuyên truyền cho đối tượng là sinh viên…), phát triển và vận hành ứng dụng điện thoại iMLM nhằm tối ưu hóa cách truyền tải thông tin tới người dân về hoạt động bán hàng đa cấp.

- Số lượng đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp có dấu hiệu giảm rõ rệt. Nếu như năm 2016 số lượng đơn khiếu nại tố cáo các doanh nghiệp đa cấp đến hơn 1000 đơn thư thì con số này đã giảm đáng kể, năm 2017 có hơn 700 đơn thư và đến năm 2020 có 79 đơn thư khiếu nại liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn 2021 – 2025 - Ảnh 1.

Những thách thức đặt ra trong giai đoạn năm 2021 – 2025

Trong khi các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp được cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật bị kiểm soát chặt chẽ, thì các hình thức kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép, biến tướng lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo lại có xu hướng nở rộ, gây dư luận xấu. Do vậy, công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trong giai đoạn năm 2021 – 2025 tới gặp một số những khó khăn:

- Việc xử lý đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép vẫn chưa đủ mạnh nên các tổ chức/cá nhân vẫn tìm cách lách luật và bất chấp quy định pháp luật để kiếm lời bất chính.

- Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép đã lôi kéo, dụ dỗ một bộ phận không nhỏ người dân tham gia. Do đó, các cơ quan quản lý cần có nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hiểu biết về hoạt động bán hàng đa cấp để nâng cao nhận thức của người dân hiệu quả hơn;

- Các đối tượng kinh doanh đa cấp không phép hoạt động tinh vi, phức tạp, lợi dụng môi trường mạng và hình thức thương mại điện tử để kêu gọi người tham gia dưới các danh nghĩa như kinh doanh 4.0, công nghệ số, nền tảng số…

Nhằm duy trì các kết quả đã đạt được, đồng thời xử lý những vấn đề do yêu cầu thực tế đã đặt ra, ngày 05/11/2020, Bộ Công thương đã ban hành Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong giai đoạn năm 2021 – 2025. Theo đó, Bộ Công thương tiếp tục đẩy mạnh, triển khai các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn năm 2021 – 2025 như sau:

1. Tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển của ngành, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp đặc biệt là hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép (trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định 40/2018/NĐ - CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bán hàng đa cấp theo hướng minh bạch, phù hợp hơn với yêu cầu của công tác quản lý ngành).

2. Nâng cao toàn diện nhận thức của cộng đồng về pháp luật kinh doanh theo phương thức đa cấp và các hình thức lợi dụng bán hàng đa cấp kinh doanh trái phép, hướng đến một số đối tượng người dân như người cao tuổi, sinh viên, phụ nữ.

3. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp;

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

5. Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Việc ban hành Đề án đóng vai trò định hướng và xây dựng mục tiêu tổng thể cho các hoạt động của công tác quản lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2021 – 2025. Trên cơ sở đó, từng địa phương cũng đã ban hành Đề án ở cấp địa phương để thực hiện các biện pháp hỗ trợ thực thi pháp luật bán hàng đa cấp trên phạm vi địa bàn, đặc biệt là biện pháp tuyên truyền, phát hiện và xử lý các trường hợp kinh doanh đa cấp không phép tại địa phương.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn 2021 – 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO