Năng lực hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam

19/10/2020 07:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp luôn khẳng định được vị thế đóng góp cho kinh tế của đất nước. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng được sự quan tâm về mặt chủ trương, chiến lược từ chính phủ, chứng kiến các nguồn vốn đầu tư từ khu vực công, khu vực tư nhân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các mô hình sản xuất – kinh doanh nông nghiệp với nhiều ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh đang dần thay đổi cách thức vận động của kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy, để có thể tiếp cận với thế giới, đưa các sản phẩm nông nghiệp ra các nước, hay thu hút vốn đầu tư nhiều hơn nữa từ các đối tác nước ngoài vẫn còn là vấn đề đặt ra và cần thêm các giải pháp hiệu quả hơn nữa. Bài viết này hướng đến đánh giá khả năng và giải pháp hội nhập quốc tế của các chủ thể sản xuất – kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam.

Nông nghip ng dng công ngh cao ti Vit Nam - mt s kết quđạt được t hi nhp quc tế

Sau hơn 30 năm đổi mới, các chính sách của Việt Nam đã chứng minh được sự phù hợp và tạo động lực phát huy những tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp Việt Nam, đưa Việt Nam từ một nước nhận viện trợ lương thực thành một trong những nước xuất khẩu lương thực và một số sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản đứng đầu thế giới. Các chính sách phù hợp và tạo động lực đã kích hoạt những lợi thế tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam. Nông nghiệp cũng là ngành duy nhất có thặng dư thương mại, đạt hơn 8 tỷ USD trong năm 2017. 

Ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, năng suất và chất lượng cao... Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN), nông nghiệp đóng góp 15% vào GDP và tăng trưởng trong nông nghiệp ngày càng phụ thuộc vào ứng dụng khoa học công nghệ mới, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017 đạt bình quân 2,66%/năm, các năm 2018 và 2019 lần lượt đạt 3,76% và 3,2%. Về mặt giá trị, năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu nông sản đạt kết quả cao nhất từ trước cho đến nay với 41,3 tỉ USD1

Năng lực hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam - Ảnh 1.

Nông nghiệp Việt Nam đã tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập thế giới với các thế hệ Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Các FTA này bắt đầu với thế hệ đầu tiên tập trung vào tự do hóa giao dịch hàng hóa (bao gồm giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan). FTA tiếp theo đó là mở rộng phạm vi tự do hóa sang một số lĩnh vực dịch vụ (xóa các điều kiện tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực dịch vụ có liên quan) và đầu tư. 

Hiện nay, thuật ngữ "Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới" được sử dụng để chỉ các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các "FTA truyền thống" và những lĩnh vực được coi là "phi truyền thống" như: lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư2 . Việt Nam đã ký 13 FTA với các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, 12 trong số đó đã có hiệu lực và Việt Nam đã thực hiện đầy đủ tất cả các cam kết của WTO3.

Cùng với các FTA thông thường, Việt Nam đã tích cực tham gia vào một thế hệ FTA mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA. Trong sân chơi toàn cầu đó, Việt Nam đã chấp nhận cam kết không bảo vệ và tuân thủ hầu hết các tiêu chuẩn theo yêu cầu của các nước thành viên và thị trường thế giới. Hội nhập quốc tế trong tương lai đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh ngay lập tức và tuân thủ các tiêu chuẩn do các quốc gia đặt ra về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.

Năng lực hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam - Ảnh 2.

Hình 1. Tăng trưởng GDP theo các ngành kinh tế giai đoạn 1986 - 2017 (Nguồn: GSO, 2017)

Việt Nam cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng trong xuất khẩu trong vài năm qua thông qua hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các FTA song phương và đa phương. Tổng giá trị xuất khẩu nông sản (AFAP) năm 2019 tăng 16 lần so với năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Một số AFAP có giá trị xuất khẩu cao trên thế giới, bao gồm hạt điều, ớt, cá tra, cà phê, đồ gỗ và gạo. Tuy nhiên, giá xuất khẩu tương đối thấp do phần lớn hàng hóa xuất khẩu là các sản phẩm thô như gạo, ớt và hạt điều (Bảng 1). Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng, từng bước khẳng định vị thế toàn cầu, có mặt tại thị trường trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Hàn Quốc... Xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.

Năng lực hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam - Ảnh 3.

Bảng 1- Giá xuất khẩu một số nông sản Việt Nam (Nguồn: ITC-Trademap, GDVC, 2017)

Các tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được đổi mới và hiệu quả hơn, bao gồm nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã hơn, giảm số lượng hộ gia đình trong nông lâm nghiệp với 19 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, 11.688 hợp tác xã, 33.500 trang trại trên toàn quốc. Sản xuất quy mô lớn với chuỗi giá trị liên kết nông dân và các tổ chức nông nghiệp khác bao gồm các liên hiệp hợp tác xã, các hợp tác xã và doanh nghiệp phát triển và mở rộng đến ngày càng nhiều địa phương. Thực tế này khẳng định hiệu quả và sự ổn định của sản xuất nông nghiệp hàng hóa và cạnh tranh quốc tế.

Kh năng hi nhp quc tế trong nông nghip ng dng công ngh cao Vit Nam

Thông qua khả năng thu hút nguồn vốn FDI

Thu hút FDI luôn song song với quá trình hội nhập thương mại quốc tế, phát triển xuất khẩu, tiếp nhận công nghệ, cải thiệnmôi trường kinh doanh và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nội địa4. Trong những năm gần đây, thu hút vốn FDI cho nông nghiệp chỉ trên dưới 1% tổng FDI, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam, lũy kế các dự án còn hiệu lực chỉ 1,1% (năm 2017) và 0,97% (năm 2019).

Một số nguyên nhân lý giải cho thực tế này có thể kể đến là: (1) Hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro về công nghệ và giá cả. Vì vậy rất khó khăn trong thu hút đầu tư, đặc biệt là những dự án đầu tư lớn. (2) Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất nhỏ, phân tán, chủ yếu là quy mô các hộ gia đình, do đó các đối tác đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong tổ chức sản xuất, thu hoạch. (3) Trình độ lao động thấp, kỷ luật lao động cũng như tính chuyên nghiệp trong lao động không cao; cơ sở hạ tầng phục vụ chưa đáp ứng được yêu cầu.

Năng lực hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam - Ảnh 4.

Bảng 2 – Thống kê FDI và FDI trong nông nghiệp Việt Nam từ 2012 – 2019 (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài và tính toán của tác giả)

Vốn FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh chế biến gỗ và lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc của đối tác từ trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với các quốc gia đi đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia5. Hình thức đầu tư FDI trong lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu đa dạng, chủ yếu là hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến năm 2017 thì 100% vốn nước ngoài chiếm 72,5% và liên doanh chiếm 21,43%. Những năm gần đây, cơ cấu vốn FDI có xu hướng chuyển sang lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông lâm thủy sản.

Rào cản kỹ thuật tham gia thị trường quốc tế

Các nước nhập khẩu nông sản đều có các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm riêng, các quốc gia càng phát triển thì tiêu chuẩn càng cao. Trong khi hầu hết các tổ chức xuất khẩu nông sản Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã hay hộ nông dân, năng lực đầu tư KH&CN về bảo quản, chế biến và tổ chức vùng nguyên liệu còn yếu cho nên khó đáp ứng yêu cầu. Ngay cả khi đã áp dụng thành công khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cũng như tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì việc đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu vẫn là một thách thức thật sự với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, thống kê cho thấy chỉ 5% nông sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế6. Trong khi ngành nông nghiệp vẫn đang loay hoay xây dựng chất lượng với những tiêu chuẩn cụ thể cho các sản phẩm mũi nhọn như gạo, cà phê, trái cây, thủy sản… thì không ít nông sản của nhiều quốc gia trong khu vực đã giành thắng lợi trên thị trường thế giới như: muối, tiêu Kampot (Campuchia), ớt, dừa, sầu riêng (Thái Lan)7.

Một trong số những mặt trái dễ thấy của việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp chưa bài bản đó là hiện nay, Việt Nam xuất khẩu nông nghiệp với số lượng lớn nhưng chủ yếu là xuất khẩu thô, hoặc mới chỉ qua sơ chế đơn giản, chưa chú ý đúng mức đến chất lượng hàng hóa, chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế làm cho khả năng cạnh tranh kém. Có thể lấy ví dụ với ngành cà phê, hồ tiêu - hai mặt hàng đứng top đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu nhưng lại chủ yếu là xuất thô, khó cạnh tranh và không có thương hiệu.

Năng lực liên kết giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp còn yếu

Năng lực liên kết hạn chế có thể nhìn thấy trên nhiều khía cạnh. Đầu tiên là liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi tham gia sản xuất nông nghiệp chưa được thiết lập bền vững, thiếu sự gắn kết giữa chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu, dẫn tới xuất khẩu bị động, chưa tìm kiếm được thị trường ổn định. Trong chuỗi giá trị nông nghiệp, mối liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp đóng vai trò then chốt, trong đó doanh nghiệp cung cấp đầu vào, hướng dẫn người nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường; vừa đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay thực tế các chuỗi giá trị nông nghiệp còn chưa bền vững, tình trạng không tuân thủ hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp và người nông dân khi có rủi ro về thị trường hoặc giá cả biến động, dẫn đến khó khăn khi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân.

Trong liên kết với thị trường xuất khẩu nông nghiệp tồn tại tình trạng người sản xuất chưa bảo đảm các tiêu chuẩn sản xuất, chất lượng, bao bì bảo quản, mẫu mã nên khó đáp ứng nhu cầu thu mua của các nhà phân phối, hạn chế hàng nông sản xuất khẩu sang các nước phát triển.

Mt s khuyến ngh tăng cường kh năng hi nhp quc tế ca nông nghip ng dng công ngh cao Vit Nam

Quá trình phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới đã chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ trong đó có sự đóng góp quan trọng của kinh tế nông nghiệp. Chúng ta cũng nhận thấy các sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương và kém sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để có thể nâng cao sức mạnh của kinh tế nông nghiệp, khẳng định được vai trò của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và xuất khẩu, cần có những giải pháp đồng bộ, sáng tạo.

Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư FDI cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nếu như vốn là vấn đề lớn đối với đa số các doanh nghiệp trong nước gặp phải trong quá trình đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao thì đối với các doanh nghiệp FDI, vấn đề thường gặp phải lại nằm ở "quy mô sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ còn thiếu và yếu"8 hay vấn đề vận chuyển hàng hóa, vấn đề logistics. Do đó, cần vận động để người dân thấy được hiệu quả để chủ động hợp tác, tập trung đất đai.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần vận dụng tối đa các biện pháp được WTO cho phép để tăng cường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp. Từng bước giảm thiểu rủi ro đầu tư trong nông nghiệp và tăng cường thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền đối với sản phẩm nông nghiệp9. Đồng thời rà soát, điều chỉnh các thủ tục, chính sách để giảm rào cản đang cản trở khuyến khích đầu tư FDI, tạo được sân chơi bình đẳng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ đối xử ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước.

Các giải pháp hướng đến liên kết trong kinh tế nông nghiệp

Thúc đẩy mô hình hợp tác xã nông nghiệp một cách hiệu quả: Đây là hình thức liên kết theo chiều ngang trong kinh tế nông nghiệp. Thực tế thì nông nghiệp Việt Nam vẫn do kinh tế hộ và các hợp tác xã làm chủ đạo, quy mô sản xuất còn nhỏ, năng suất, chất lượng thấp; liên kết giữa các hộ sản xuất nông nghiệp với nhau còn lỏng lẻo khiến năng lực phân tích, dự báo thị trường còn hạn chế, chưa tiếp cận dòng chảy thị trường. Để nâng cao vai trò và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp thì liên kết là giải pháp quan trọng để hạn chế các hạn chế của sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chi phí cao trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời phát huy được các thế mạnh như tận dụng nguồn cung, hệ thống phân phối sản phẩm cũng như tạo được đối trọng đối với các chủ thể trung gian trong phân phối sản phẩm nông nghiệp. Ở đây, hình thức hợp tác xã là một phương thức tốt để thực hiện vai trò liên kết giữa các nhà. Thông qua các hợp tác xã, các hộ nông nghiệp, các nhà sản xuất nhỏ có thể tập hợp tài sản của mình và có được năng lực đủ mạnh để vượt qua các rào cản thị trường và các ràng buộc khác như như thiếu khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên và thiếu tiếng nói mang tính quyết định.

Phát huy hiệu quả của mô hình liên sản xuất giữa người nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp nông nghiệp: Ngoài mô hình liên kết nông nghiệp mang tính chiều ngang như hợp tác xã cũng cần tích cực phát huy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và các hộ nông nghiệp. Đây là liên kết theo chiều dọc nhằm xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản hướng đến nông nghiệp bền vững. Cần thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, tạo các đầu mối kết nối giữa các chủ thể trong chuỗi liên kết sản xuất, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Liên kết sản xuất là yếu tố quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Tăng cường vai trò của nhà nước trong hình thành và phát huy chuỗi liên kết giá trị trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế

Đối với liên kết giữa các chủ thể trong kinh tế nông nghiệp thì nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể của kinh tế nông nghiệp, vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Vai trò điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế nông nghiệp như: (1) Giám sát ký kết hợp đồng giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo nguyên tắc các bên tham gia liên kết đều bình đẳng và cùng có lợi, góp phần xây dựng các mối liên kết bền vững, hiệu quả; (2) Điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho các quan hệ giữa các chủ thể kinh tế nông nghiệp phát triển tối ưu, phát huy hiệu quả;

Vai trò định hướng, hỗ trợ bao gồm: (1) Hỗ trợ nghiên cứu bằng cách thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu một cách có hệ thống để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các công nghệ mới vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, để các chủ thể kinh tế nông nghiệp áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh thì cần nhận dạng được các thách thức, khó khăn khi hội nhập quốc tế. Thực tế thì các động cơ tốt nhất để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư tìm kiếm các công nghệ mới trong nông nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp đó phải thu được lợi nhuận trên kinh phí nghiên cứu. Trong khi các nghiên cứu các giống mới, công nghệ mới thường hàm chứa mức độ rủi ro cao, dẫn đến các doanh nghiệp tư nhân sẽ không khuyến khích hoạt động nghiên cứu nến như không được tài trợ trực tiếp từ khu vực công. (2) Hỗ trợ kỹ thuật thông qua chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân.

Một khó khăn và thách thức khi chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các chủ thể kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn các kỹ thuật, công nghệ thay thế phương thức đang tồn tại. Cần có phương thức để thúc đẩy khả năng người dẫn được tiếp cận nhiều hơn với các tiến bộ khoa học, công nghệ và chuyển giao kiến thức cho họ thông qua các hình thức đào tạo, chia sẻ kiến thức. Trong đó, tập trung vào sự đa dạng, sản xuất, chế biến và quản lý chuỗi giá trị. Áp dụng các chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch và hữu cơ. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông nghiệp. Áp dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần phải tính đến hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế. Các giải pháp công nghệ trung gian như máy móc giản đơn, dễ sử dụng, giá thành hợp lý có thể khuyến khích nông dân quy mô nhỏ thử nghiệm chúng.

Phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo địa phương

Chính phủ đã xác định được danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, là cơ sở quan trọng để tập trung nguồn lực cho các sản phẩm nông nghiệp hướng đến thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay, mỗi địa phương là một đơn vị kinh tế dẫn đến tỉnh nào cũng muốn tăng trường GDP theo hướng nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn chỉnh gây lãng phí nguồn lực và cơ hội phát triển, tạo ra mâu thuẫn lợi ích giữa các địa phương trong khi thiếu sự quan tâm cần thiết vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc đưa ra được chiến lược phát triển sản phẩm nông nghiệp quốc gia cho mỗi địa phương phát huy được hiệu quả, năng lực cạnh tranh cũng như giải quyết được bài toán mẫu thuẫn để tập trung nguồn lực cho phát triển.

Các địa phương, dựa trên lợi thế và nhu cầu thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu lựa chọn sản phẩm chính để quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho địa phương mình đồng thời địa phương cũng xác định được cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ kèm theo, kết nối các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp một cách phù hợp. "Cần kết nối với các doanh nghiệp chế biến, nhà phân phối quy mô lớn và thị trường mục tiêu. Chính phủ phải đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp địa phương, các tổ chức nông dân và thị trường hoặc các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh lớn bằng cách cung cấp thông tin thị trường, môi giới thị trường và môi giới đầu tư".

Kết lun

Hội nhập quốc tế trong kinh tế nông nghiệp không chỉ hướng đến mục tiêu tăng cường giá trị xuất khẩu, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân mà còn là giải pháp để chuyển đổi hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ. Thông qua mục tiêu hội nhập quốc tế, các chủ thể kinh tế nông nghiệp tiếp cận và tham gia trực tiếp vào các hình thức kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Về phía nhà nước, cần hơn nữa các giải pháp một cách đồng bộ và sự vào cuộc của cả các viện nghiên cứu, các trường đại học và quan trọng nhất là các chủ thể của kinh tế nông nghiệp nhận ra được vai trò và vị trí của mình cũng như tầm quan trọng của hội nhập quốc tế.

Tài liệu tham khảo

1.http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Tong-gia-tri-xuat-khau-nong-san-dat-413-ty- SD/384163.vgp .

2. Lê Quang Thuận, Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam, Tạp chí tài chính, 2019 .

3. Theo số liệu tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến 7/2019 của Trung tâm WTO và hội nhập. .

4. OECD, Foreign Direct Investment for Development: Maximising benefits, minimising costs, 2004

5. Phạm Thị Kim Liên, Học viện Tài chính, Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính, 2019

6.https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/nong-san-viet-nam-rao-can-chat-luong-1093043.html

7. https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/38535302-rao-can-hoi-nhap-doi-voi-nong-san-viet-nam.html

8. https://thuongtruong.com.vn/kinh-te/thu-hut-von-fdi-vao-nong-nghiep-cong-nghe-cao-con-gap-nhieu-kho-khan-13451.html

9. ThS. Dương Thị Trang, Thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính.

(Bài đăng ấn phẩm in tạp chí TT&TT số 11+12 tháng 9/2020)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Năng lực hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO