Ngành GDĐT Hà Nội triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

H.Anh| 28/07/2020 10:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Với khối lượng các thủ tục hành chính lớn cho hơn 2.700 trường học và các cơ sở giáo dục thì việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 là rất cấp thiết cho toàn ngành, gắn liền với yêu cầu của xã hội và người dân.

Nhận thức đúng để tạo đột phá về CCHC

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc xây dựng và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 để giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân được thuận lợi nhất, ngành GDĐT Hà Nội đã quyết tâm rất cao từ Sở đến các phòng chức năng của Sở, các nhà trường trên địa bàn Thành phố. Tính đến tháng 7/2019, Sở đã có 100/100 các TTHC được giải quyết qua DVCTT mức độ 3, 4. Trong đó, có 30/65 DVCTT mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; 12/30 DVCTT mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 02/05 DVCTT mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã. Tổng số DVCTT mức độ 4 đạt 44%. Các DVCTT mức độ 3, 4 được thực hiện trên 3 lĩnh vực, đó là: Lĩnh vực GDĐT; lĩnh vực văn bằng, chứng chỉ; lĩnh vực thi và tuyển sinh.

Sau khi chính thức vận hành 100% các DVCTT, các TTHC của người dân, doanh nghiệp đã rất thuận lợi, các TTHC của Sở đã đảm bảo rút ngắn thời gian, giảm bớt thành phần hồ sơ, giảm chi phí cho người dân. Số hồ sơ của Sở năm 2019 được tiếp nhận và giải quyết qua DVCTT mức độ 3, 4 ngày càng tăng, được dư luận xã hội và người dân đánh giá tốt, sự hài lòng của người dân đối với các DVC của Sở GDĐT đạt trên 90%.

Ngành GDĐT Hà Nội triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4  - Ảnh 1.

Các trường học trên địa bàn TP. Hà Nội tổ chức cuộc thi Tìm hiểu Dịch vụ Công (Ảnh: H.Anh)

Trong quá trình chỉ đạo, triển khai các DVCTT, ngành có nhiều thuận lợi, đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND Thành phố, sự phối hợp của các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ giáo viên, nhân viên trong ngành nhìn chung đều có nhận thức đúng về nhiệm vụ đột phá của Thành phố về cải cách TTHC; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, ngành cũng gặp nhiều nhiều khó khăn do địa bàn rộng, trường lớp và học sinh đông. Nhận thức của một số ít cán bộ giáo viên còn hạn chế về công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng, coi đây là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; kinh phí cho hoạt động này ở các trường đều tự cân đối trong nguồn chi thường xuyên. Cán bộ làm đầu mối về công tác CCHC tại các trường và cơ sở giáo dục đều làm kiêm nhiệm.

Đề xuất nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, lãnh đạo Sở đã kịp thời đề ra nhiều giải pháp để làm chuyển biến nhận thức, từ đó quyết liệt trong triển khai thực hiện. Cụ thể, ngành chú trọng công tác truyền thông, tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức từ lãnh đạo cơ quan Sở đến các nhà trường, đến mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên về nhiệm vụ cải cách TTHC, là khâu đột phá của Thành phố khi gắn với việc sử dụng các DVCTT trong ngành. Từ đó, xác định trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả của công tác này. Bên cạnh đó, xây dựng, ban hành đầy đủ các quy định, công khai quy trình các DVCTT mức độ 3, 4 cho người dân biết và thực hiện. Tăng cường, hoàn thiện hạ tầng CNTT, phần mềm, trang thiết bị tại bộ phận một cửa của Sở và các phòng thuộc Sở, các nhà trường để thực hiện đồng bộ nhiệm vụ này. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng, tập huấn nghiệp vụ thực hiện giải quyết TTHC qua DVCTT cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, kiêm nhiệm tại Sở, các phòng GDĐT và các trường trực thuộc. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện các DVCTT để có những điều chỉnh kịp thời…

Ngành GDĐT Hà Nội triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4  - Ảnh 2.

Học sinh các trường tại địa bàn TP. Hà Nội được hướng dẫn thực hiện DVCTT(Ảnh: H.Anh)

Theo Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng, yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình triển khai DVCTT cấp độ 4 chính là con người cùng với nhận thức. TTHC là quy trình giải quyết cho người dân. DVCTT là cách thức thực hiện nhanh nhất cho người dân. Cho dù chúng ta có đủ thiết bị, máy móc nhưng tư duy của con người chưa nhận thức đúng, chưa chuyển biến kịp từ tư duy truyền thống sang tư duy công nghệ thì cũng không hiệu quả. Nhận thức đúng sẽ có hành động đúng.

Trong thời gian tới, ngành GDĐT Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 lĩnh vực GDĐT toàn ngành, đạt ít nhất 75% vào năm 2020 và trên 80% vào những năm tiếp theo.Tiếp tục rà soát các TTHC theo hướng 3 giảm: Giảm thời gian, giảm thành phần hồ sơ và giảm chi phí cho người dân.Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tiện ích của các DVCTT mức độ 3, 4 đang thực hiện, góp phần cùng với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cải cách TTHC, tạo ra môi trường làm việc và kinh doanh thông thoáng trên địa bàn Thủ đô.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thời điểm vàng để sinh viên định hướng nghề nghiệp theo ngành bán dẫn
    Theo lãnh đạo Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC)‏‏, đây là thời điểm vàng để sinh viên định hướng nghề nghiệp theo ngành bán dẫn, với mức lương hấp dẫn và triển vọng nghề nghiệp bền vững.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Đừng bỏ lỡ
Ngành GDĐT Hà Nội triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO