Ngành NN & PTNT Tuyên Quang ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý nhà nước

Quang Minh| 24/10/2019 17:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, tại tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào các hoạt động quản lý cũng như nghiệp vụ của cơ quan này và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Chỉ số PCI của sở NN & PTNT nằm trong TOP đầu tỉnh Tuyên Quang

Theo sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang, đối chiếu theo các nội dung của Kế hoạch số 984/KH-SNN ngày 17/5/2016 về ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 – 2020 và kết quả đã đạt đến năm 2019, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. 

Cụ thể như sau:

Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã triển khai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đi đôi với công tác cải cách hành chính tại Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang. Đến nay, cán bộ công chức, viên chức trong ngành Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã hình thành thói quen làm việc trên môi trường mạng, sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, tiếp nhận và xử lý văn bản đi, đến trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2018 của đơn vị đã vươn lên nằm trong TOP đầu của Tỉnh Tuyên Quang.

Trong khi đó, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang công khai đầy đủ nội dung thông tin theo quy định, phục vụ nhu cầu khai thác, tìm kiếm thông tin của cán bộ, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong ngành và các tổ chức,cá nhân trong và ngoài Tỉnh Tuyên Quang. Chất lượng Trang thông tin điện tử ngày một nâng lên, thu hút lượng người quan tâm, truy cập trang qua các năm điều tăng lên (cụ thể: năm 2017 là 840.900 lượt; năm 2018 là 1.883.686 lượt; đến 25/7/2019 là 1.505.290 lượt).

Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang cũng đã triển khai sử dụng chữ ký số trong kê khai bảo hiểm xã hội, kê khai thuế thu nhập cá nhân để giao dịch với Cục thuế Tỉnh, Kho bạc Nhà nước và Bảo hiểm xã hội Tỉnh; triển khai sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ để thực hiện ký số văn bản đi, đến của Sở, tăng cường trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ và với các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang.

Và một trong những mục tiêu quan trọng là mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước tại Tuyên Quang cũng đã được kết nối thông suốt với phòng họp trực tuyến tại Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang, đường truyền hoạt động ổn định, đảm bảo tham gia đầy đủ các cuộc họp hội nghị truyền hình trực tuyến, giao ban điện tử do tỉnh tổ chức. Trang thiết bị công nghệ thông tin thường xuyên được đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng định kỳ; hệ thống mạng máy tính luôn hoạt động ổn định, thông suốt, đảm bảo phục vụ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị. 100% các cơ quan, đơn vị trong ngành có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực tế.

100% văn bản đi, đến của Sở được tiếp nhận và xử lý trên Phần mềm Quản lý Văn bản

Vẫn theo sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang, về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong riêng năm 2019, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã triển khai, thực hiện 5/5 nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra và cho kết quả tốt, cụ thể:

Với công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành. Các ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng trong công tác quản lý, điều hành tại Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tiếp tục được triển khai, thực hiện như: Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, phần mềm Một cửa điện tử, hệ thống hộp thư điện tử của tỉnh Tuyên Quang, phần mềm quản lý tài liệu họp, phần mềm theo dõi nhiệm vụ do uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch uỷ ban nhân dân Tỉnh Tuyên Quang giao. Sử dụng văn bản điện tử có Chữ ký số thay thế văn bản giấy trong nội bộ cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và với các Sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố. Đến nay, 100% văn bản đi, đến của Sở được tiếp nhận và xử lý trên Phần mềm quản lý văn bản. Tiếp tục sử dụng chữ ký số trong kê khai bảo hiểm xã hội, kê khai thuế thu nhập cá nhân để giao dịch với Cục thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước và Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang.

Về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang tiếp tục duy trì và đảm bảo trang thông tin điện tử Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang luôn hoạt động ổn định, bám sát thông tin thời sự hoạt động của ngành; công khai các quy hoạch, kế hoạch, đề án, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, thông tin đấu thầu, lịch làm việc của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, giấy mời, tài liệu họp,... nhằm phục vụ nhu cầu khai thác, trao đổi thông tin của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang. Năm 2019, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã chủ động triển khai 11 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, ở các lĩnh vực gồm: Thú y (5 thủ tục), Bảo vệ thực vật (1 thủ tục), Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (5 thủ tục). Đến nay, tổng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 là 14 thủ tục, giảm 13 thủ tục so với năm 2018 (do các văn bản quy định về thủ tục hành chính đã hết hiệu lực thi hành).

Đối với hạ tầng công nghệ thông tin, tại Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang, hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư, xây dựng, đáp ứng các yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị. 100% cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ được trang bị máy tính làm việc, có kết nối đường truyền Internet tốc độ cao. Phòng Hội nghị truyền hình trực tuyến được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cần thiết. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã bố trí cán bộ phụ trách, quản lý sử dụng, thực hiện tốt việc bảo quản các thiết bị của Hội nghị truyền hình trực tuyến của Tỉnh Tuyên Quang.

Trong công tác đảm bảo an toàn thông tin. Năm 2019, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tuyên Quang có 132/372 máy vi tính được cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền, các máy vi tính còn lại được cài đặt phần mềm diệt virus miễn phí; 2 ổ cứng lưu trữ ngoài để sao lưu dữ liệu dự phòng đảm bảo không bị mất thông tin, dữ liệu của cơ quan, đơn vị.

Cuối cùng là nguồn lực công nghệ thông tin. Đơn vị đã bố trí một cán bộ là kỹ sư công nghệ thông tin phụ trách các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn bố trí 1 cán bộ kiêm nhiệm việc ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan. Cán bộ công nghệ thông tin của Sở và các đơn vị trực thuộc đã tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin do Sở Thông tin và Truyền thông Tuyên Quang tổ chức.

Đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trong thời gian tới, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang cho biết, sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về vai trò, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước và thực tiễn cuộc sống. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, thủ trưởng các đơn vị trong việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; nâng cao trách nhiệm của người đầu đơn vị trong công tác chỉ đạo ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tại đơn vị. Gắn việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin với việc thực hiện cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI.

Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng có hiệu quả các ứng dụng dùng chung, như: Hệ thống thư điện tử, Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, phần mềm Một cửa điện tử, phần mền Quản lý cán bộ công chức ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang; phần mềm Quản lý tài liệu họp, phần mềm theo dõi nhiệm vụ do uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh giao và các phần mềm chuyên ngành, như: Phần mềm chuyên dùng đo mưa tự động; phần mềm kế toán; phần mềm quản lý tài sản... phục vụ công tác chuyên môn của ngành, công tác chỉ đạo và điều hành của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang. Thực hiện hiệu quả chữ ký số chuyên dùng trong trao đổi văn bản điện tử theo quy định về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan sử dụng Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ba điểm nghẽn lớn cản trở chuyển đổi số của tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể
    ‏Thấu hiểu ba điểm nghẽn lớn cản trở quá trình chuyển đổi số của tiểu thương bao gồm thiếu công cụ, thiếu dữ liệu và khó tiếp cận tín dụng, MoMo đã xây dựng bộ giải pháp số hoá toàn diện, giúp tháo gỡ những nút thắt này.‏
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
Đừng bỏ lỡ
Ngành NN & PTNT Tuyên Quang ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO