Nghiên cứu mới của Mỹ giúp chống tin giả toàn diện

Bảo Bình| 05/06/2021 09:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Được xây dựng tại Phòng thí nghiệm MIT Lincoln, chương trình RIO tự động phát hiện và phân tích các tài khoản mạng xã hội phát tán thông tin sai lệch trên mạng.

Tin giả không phải là vấn đề mới nữa mà là một vấn nạn trong thời đại Internet và mạng xã hội. Thậm chí nguy hiểm hơn, những kẻ tung tin giả còn làm thành chiến dịch đưa tin giả, tin sai lệch, gây ảnh hưởng lớn đến nhiều vấn đề trong đời sống. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Mỹ đang tìm cách tạo ra một hệ thống sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tự động phát hiện các thông tin sai lệch cũng như những cá nhân đang lan truyền tin giả trên mạng xã hội.

Nhóm kiến trúc và thuật toán phần mềm AI thuộc Phòng thí nghiệm MIT Lincoln đã  tạo ra chương trình mang tên Reconnaissance of Influence Operations (RIO) đã đặt mục tiêu tạo ra một hệ thống có thể tự động phát hiện những câu chuyện thông tin sai lệch cũng như những cá nhân đang lan truyền những câu chuyện đó trong các mạng truyền thông xã hội. 

Đầu năm nay, nhóm đã xuất bản một bài báo về công trình của họ trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia và họ đã nhận được giải thưởng R&D 100 vào mùa thu năm ngoái. Hàng năm kể từ năm 1963, các giải thưởng R&D quốc tế này công nhận 100 công nghệ được ban giám khảo chuyên môn lựa chọn là công nghệ mang tính cách mạng nhất trong năm qua.

Dự án chống tin giả bắt nguồn từ năm 2014 khi Smith và các đồng nghiệp của nhóm nghiên cứu cách các tổ chức độc hại có thể khai thác mạng xã hội. Họ nhận thấy hoạt động gia tăng bất thường trong dữ liệu truyền thông xã hội từ một số tài khoản mạng xã hội.

Smith cho biết nhóm đã đăng ký một nguồn tài trợ nội bộ thông qua Văn phòng Công nghệ của MIT Lincoln Laboratory và khởi động chương trình nhằm nghiên cứu xem liệu các kỹ thuật tương tự có được sử dụng trong cuộc bầu cử năm 2017 ở Pháp hay không.

Trong 30 ngày trước cuộc bầu cử, nhóm RIO đã thu thập dữ liệu truyền thông xã hội theo thời gian thực để tìm kiếm và phân tích sự lan truyền của thông tin sai lệch. Tổng cộng, họ đã tổng hợp 28 triệu bài đăng trên Twitter từ 1 triệu tài khoản. Sau đó, bằng cách sử dụng hệ thống RIO, họ có thể phát hiện các tài khoản chuyên đăng tin giả độ chính xác 96%.

Điều làm cho hệ thống RIO trở nên độc đáo là nó kết hợp nhiều kỹ thuật phân tích để tạo ra một cái nhìn toàn diện về vị trí và cách thức mà các thông tin sai lệch được lan truyền.

Edward Kao, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, đã phát triển một phương pháp thống kê - hiện được sử dụng trong RIO - để giúp xác định không chỉ liệu một tài khoản mạng xã hội có lan truyền thông tin sai lệch hay không mà còn cả mức độ khuếch đại thông điệp mà tài khoản đó gây ra.

Trong khi đó, Erika Mackin, một thành viên khác trong nhóm nghiên cứu, lại áp dụng phương pháp học máy mới giúp RIO phân loại các tài khoản này bằng cách xem xét dữ liệu liên quan đến các hành vi như liệu tài khoản có tương tác với phương tiện truyền thông nước ngoài hay không và nó sử dụng ngôn ngữ gì. Cách tiếp cận này cho phép RIO phát hiện các tài khoản thù địch đang hoạt động trong các chiến dịch, từ cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017 đến việc phát tán thông tin sai lệch về Covid-19.

Một khía cạnh độc đáo khác của RIO là nó có thể phát hiện và định lượng tác động của các tài khoản được vận hành bởi cả bot và con người, trong khi hầu hết các hệ thống tự động đang được sử dụng hiện nay chỉ phát hiện ra bot. RIO cũng có khả năng giúp những người sử dụng hệ thống về các biện pháp giúp ngăn chặn sự lan truyền của một chiến dịch thông tin sai lệch cụ thể.

Nhóm nghiên cứu cho rằng cả chính phủ và các ngành, báo chí, truyền thông nên sử dụng ROI để phát hiện và ngăn chặn tin giả. Kao nói: “Chống thông tin sai lệch không chỉ là vấn đề an ninh quốc gia mà còn giúp bảo vệ nền dân chủ”./.

Bài liên quan
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Nghiên cứu mới của Mỹ giúp chống tin giả toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO