Kinh tế số

Cách thanh toán số thúc đẩy tăng trưởng từ năm 2023

Hoàng Linh 22/01/2023 06:38

Tại Đông Nam Á, khoảng 6/10 người chưa thể truy cập đầy đủ vào tài khoản ngân hàng và chỉ một phần nhỏ các giao dịch là không dùng tiền mặt.

Do đó, có rất nhiều cơ hội cho fintech đang phát triển ở Đông Nam Á để giúp giải quyết vấn đề này. Các nền tảng ví điện tử (eWallet) đang ngày càng phổ biến và là phương thức thanh toán duy nhất liên tục đạt được sức hút ở hầu hết các thị trường ASEAN.

Sự tăng trưởng của các thị trường ASEAN chủ yếu được thúc đẩy từ sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian giãn cách do COVID-19.

Bối cảnh thanh toán số Đông Nam Á đang chứng kiến phần nào cuộc cách mạng khi hệ thống ngân hàng truyền thống hướng tới một kỷ nguyên số hóa mới.

thanh-toan-so.jpeg
Ngân hàng Negara Malaysia (BNM) và Ngân hàng Thái Lan đã triển khai liên kết thanh toán QR xuyên biên giới, cho phép người tiêu dùng và thương nhân ở cả hai quốc gia gửi và nhận thanh toán ngay lập tức thông qua mã QR xuyên biên giới (Ảnh: pattayamail.com)

Sự gia tăng các giải pháp thanh toán số ở Đông Nam Á

Giống như hầu hết các khu vực trên toàn cầu, Đông Nam Á đang trải qua một cuộc cách mạng số. Trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, khu vực đã có thêm 400 triệu người dùng Internet mới và 70% dân số ASEAN hiện đang trực tuyến. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển TMĐT và nhu cầu chuyển khoản cũng như thanh toán không tiếp xúc, ngay cả khi đại dịch đã lắng xuống.

Theo một nghiên cứu mới do Google dẫn đầu, các dự báo cho thấy thị trường thanh toán số châu Á sẽ đạt 7,28 nghìn tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2027 khi nhiều tùy chọn fintech và ngân hàng số xuất hiện.

Theo nghiên cứu do Bain & Company và Facebook thực hiện, nền kinh tế số của khu vực đang bùng nổ, với 8/10 người tiêu dùng Đông Nam Á hiện đang chuyển sang kỹ thuật số. Nền kinh tế số hoá nhanh chóng của khu vực mang đến cơ hội phát triển lớn cho các thương nhân trực tuyến.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã xác định việc củng cố các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch của Đông Nam Á. 3/4 các MSME của khu vực muốn có nhiều khoản thanh toán số hơn và một nửa muốn số hóa hoạt động cho vay nhiều hơn. Những yếu tố này đã tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các dịch vụ tài chính số ở Đông Nam Á. Lĩnh vực này đang chứng tỏ khả năng chuyển đổi đáng kinh ngạc ở các quốc gia có dân số lớn, phân tán và thường ở xa như Indonesia và Philippines.

Các hệ thống thanh toán số thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực

Indonesia đã nổi lên là thị trường thanh toán số lớn nhất ASEAN trong những năm gần đây, với các giao dịch tài chính trên nền tảng số sẽ đạt 72,09 tỷ USD vào cuối năm 2022. Sự gia tăng này phản ánh sự thay đổi cơ bản trong văn hóa thương mại trước đây đây vốn coi trọng các giao dịch bằng tiền mặt hơn tất cả các giao dịch khác.

Việc chuyển đổi này một phần là do Indonesia là quần đảo có tới 6.000 hòn đảo có người dân sinh sống, khiến nhiều cộng đồng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lựa chọn giao dịch trực tuyến trong thời gian giãn cách do đại dịch.

qris.png
QRIS được chấp nhận rộng rãi ở Indonesia (Ảnh: dailysocial.in)

Ngân hàng Trung ương Indonesia (Bank Indonesia) đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bằng cách thiết lập một hệ thống mã QR quốc gia bắt buộc (Mã phản hồi nhanh Indonesia Standard, hoặc QRIS) để thúc đẩu thanh toán số cho 65 triệu MSME của đất nước và nhiều người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng thẻ cũng như các dịch vụ tài chính chủ đạo khác. Động thái này được coi là đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Indonesia.

Trong khi đó, tại Philippines, việc áp dụng số hóa cũng đã tăng tốc đáng kể, mặc dù nhiều khu vực nông thôn xa xôi của quần đảo này vẫn bị cắt đứt khỏi nền kinh tế số do cơ sở hạ tầng kém phát triển và thiếu hụt các kỹ năng.

Trong lịch sử, sự phát triển của các dịch vụ tài chính số đã ưu tiên người tiêu dùng cá nhân hơn các DN nhỏ. Khi nhiều người ở Đông Nam Á chấp nhận ví số, việc tích hợp MSME vào bối cảnh tài chính số mới nổi của khu vực sẽ rất quan trọng đối với tương lai kinh tế của khu vực, trong đó các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này. Họ có thể giải quyết các nhu cầu cụ thể của MSME và thúc đẩy thương mại vi mô thống trị phần lớn hoạt động kinh tế của khu vực bằng cách cải thiện khả năng thanh toán của người bán và tích hợp các luồng thanh toán ví di động trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.

Chẳng hạn, ví số dành cho DN nhỏ và vừa của HSBC cho thấy cách các ngân hàng có thể giúp các DN bằng cách làm trơn tru hệ thống thanh toán thương mại và mở ra các kênh mới. Tài khoản số, đa tiền tệ, phí thấp cho phép thực hiện các giao dịch địa phương nhanh chóng và quản lý quỹ theo thời gian thực trên một nền tảng duy nhất, an toàn.

Hợp tác là chìa khóa

Ngân hàng và ngành thanh toán phải làm việc cùng nhau để tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng thanh toán, tìm và loại bỏ các trở ngại đối với việc sử dụng rộng rãi thanh toán điện tử và cung cấp cho mọi người sự trợ giúp mà họ cần để chuyển sang giao dịch số mà không gặp bất kỳ trục trặc nào. Khi bối cảnh thanh toán số Đông Nam Á tiếp tục cách mạng hóa hệ thống ngân hàng truyền thống, các dịch vụ như ví số sẽ giúp các DN địa phương mở rộng khi họ khám phá các cơ hội mới trong khu vực.

Các xu hướng fintech mới nổi ở Đông Nam Á cũng chỉ ra rằng không có sự thu hẹp đầu tư vào lĩnh vực này mặc dù kinh tế toàn cầu suy thoái, đây là một tín hiệu ttốt cho ASEAN.

Trong khi các bước đang được thực hiện để tăng tính khả dụng và chấp nhận tất cả các dịch vụ thanh toán điện tử, chính phủ các nước trong khu vực phải tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng để khuyến khích sử dụng nhiều hơn các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, một công cụ thanh toán hiệu quả hơn về chi phí và thực hiện dẫn đầu trong việc chuyển sang các thanh toán điện tử./.

Theo collectivesea
Copy Link
Bài liên quan
  • Thanh toán số lên ngôi trong đại dịch Covid-19
    Thời gian vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19, hệ sinh thái thanh toán số đã phát huy hiệu quả tối đa trong việc thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng của một bộ phận lớn dân cư trong xã hội, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cách thanh toán số thúc đẩy tăng trưởng từ năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO