Người lao động cần tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi đi xuất khẩu lao động

Thảo Vân| 13/12/2022 07:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo ước tính của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Việt Nam hiện có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Xuất khẩu lao động mang lại những sự thay đổi đáng kể không chỉ cho những gia đình có người đi xuất khẩu lao động mà còn đem lại sự phát triển, thay đổi diện mạo của không ít làng quê.

Hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, không chỉ giúp giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận đáng kể lao động, đặc biệt là lao động trẻ mà còn mang lại nguồn thu nhập cao cho người lao động (NLĐ), góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nhiều gia đình, địa phương. 

Bên cạnh đó, đây cũng là "kênh" đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao về tay nghề và tác phong kỷ luật, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong dòng kiều hối gửi về nước hàng năm, ước tính lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đóng góp từ 2 - 2,5 tỷ USD/năm. Đó là nguồn ngoại tệ bù đắp rất lớn cho nền kinh tế, nhiều vùng quê đã thay da đổi thịt từ dòng tiền NLĐ gửi về từ nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài cũng phải đối mặt với không ít rủi ro. Thời gian qua, lợi dụng nhu cầu của NLĐ mong muốn đi làm việc ở nước ngoài để có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt, nhưng không phải trải qua các khâu tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng nghề, các đối tượng lừa đảo đã dùng những thủ đoạn rất tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường lập thành công ty, có văn phòng và đội ngũ nhân viên như các doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức quảng cáo trên mạng xã hội facebook, zalo… 

Họ cũng có cả website quảng bá về hoạt động của DN và hình ảnh tuyển chọn, đào tạo NLĐ, nơi NLĐ làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, các đối tượng này cũng lợi dụng uy tín của các DN có chức năng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, để lập ra các công ty có tên tương tự nhằm đánh lừa NLĐ.

Không những thế, trong quá trình làm việc ở nước ngoài cũng có thể phát sinh một số rủi ro, trong trường hợp có phát sinh, NLĐ cần trao đổi và khiếu nại với chủ sử dụng lao động, DN đưa đi để đảm bảo quyền, lợi ích cho mình. Những rủi ro theo hợp đồng thì sẽ được hỗ trợ. Ngược lại, nếu đi lao động bất hợp pháp thì chính NLĐ tự đặt mình vào rủi ro và khó được bảo vệ, thậm chí nguy hiểm tới, sức khỏe, tính mạng.

Để ngăn ngừa những rủi ro, tổn thất, cơ quan chức năng khuyến cáo, trước khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài, NLĐ nên tìm hiểu kỹ các thông tin, thủ tục về xuất khẩu lao động; Phải lựa chọn đúng địa chỉ, trung tâm giới thiệu việc làm uy tín, doanh nghiệp đã được Bộ LĐTB&XH cấp phép.

Bộ LĐTB&XH khuyến cáo, những người muốn đi lao động ở nước ngoài thì chọn con đường đi hợp pháp, để được pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các hiệp hội, ngành nghề bảo vệ. Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022) đã quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, DN, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho NLĐ; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước…

Theo quy định hiện hành tại Quyết định 40/2021/QĐ-TTg, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi tham gia Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước với mức đóng góp vào Quỹ là 100.000 đồng/người với mỗi hợp đồng, NLĐ sẽ được hỗ trợ từ 10 - 30 triệu đồng/trường hợp nếu phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài; được hỗ trợ từ 7 – 20 triệu đồng khi phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng; 

Trong trường hợp NLĐ phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài, được hỗ trợ từ 7 - 20 triệu đồng/trường hợp… 

Ngoài ra, NLĐ cũng được hỗ trợ trong trường hợp có tranh chấp phát sinh liên quan đến NLĐ trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Người lao động cần tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi đi xuất khẩu lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO