Nhật Bản hỗ trợ tài chính các công ty trong nước phát triển 5G

Hoàng Linh| 30/06/2020 08:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính cho các công ty trong nước phát triển các mạng 5G để nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của quốc gia này.

Theo hãng tin Kyodo, khoản hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản, dự kiến trị giá khoảng 70 tỷ yên (653 triệu USD), sẽ dành cho các công ty sản xuất điện tử và viễn thông nhằm bắt kịp Trung Quốc trong cuộc đua 5G toàn cầu.

Khoản tiền được trích từ nguồn quỹ trị giá 110 tỷ yên mà Tokyo dành cho Tổ chức Phát triển Công nghệ công nghiệp và Năng lượng mới theo ngân sách bổ sung tài khóa 2019.

Nhật Bản hỗ trợ tới 653 triệu USD các công ty trong nước phát triển 5G - Ảnh 1.

Các công ty như NEC và Fujitsu có thể nhận được hỗ trợ để phát triển các thiết bị cho trạm gốc 5G.

Nhật Bản đã bị tụt lại phía sau trong cuộc đua toàn cầu về mạng và trạm gốc 5G, so với với công ty viễn thông như Huawei, Ericsson và Nokia.

Trong tuyên bố tuần trước, hai công ty NEC và Nippon Telegraph & Electrical đã đồng thuận cùng hợp tác cả về vốn và kinh doanh trong phát triển công nghệ mạng 5G, nhằm giành lấy thị phần cơ sở hạ tầng di động toàn cầu vào năm 2030.

NEC, cùng với Fujitsu, cũng đã xin giấy phép khai thác các dịch vụ "5G trong nước", nơi các thành phố và công ty được phép xây dựng các mạng giới hạn trong phạm vi nhà máy và khu vực canh tác nông nghiệp.

Fujitsu hồi tháng 3 cho biết sẽ sử dụng 5G để giám sát an ninh tại cơ sở của công ty ở Kawasaki, tỉnh Kanagawa. Hệ thống sẽ phân tích các video từ nhiều camera được lắp đặt tại cơ sở ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện bất kỳ chuyển động đáng ngờ nào.

Công nghệ 5G sẽ cho phép truyền một lượng lớn dữ liệu với tốc độ cực cao, cho phép các thiết bị viễn thông có thể kết nối với hầu hết các sản phẩm và dịch vụ như xe tự lái có thể giao tiếp với các phương tiện và hạ tầng khác, hay có thể thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhờ ứng dụng phát video trực tuyến (video streaming) và robot.

Cùng công nghệ Internet vạn vật (IoT), 5G cũng được kỳ vọng sẽ làm cho các thiết bị như đồng hồ thông minh và thiết bị gia dụng được tích hợp cao, tạo cơ hội cho các dịch vụ mới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • "Chuyến xe nông dân" đồng hành cùng bà con chuyển đổi số nông nghiệp
    Đề án chuyển đổi số nông nghiệp 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chính thức được mobiAgri hiện thực hóa bằng hành trình xanh mang tên “Chuyến xe nông dân - Cân triệu ha lúa”.
  • ‏Coolmate huy động thành công 6 triệu USD tại vòng gọi vốn Series B
    Ngày 30/10, Coolmate đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B do Quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India dẫn dắt. Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy việc mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
  • Bộ TT&TT phổ biến công cụ RIA cho cán bộ xây dựng văn bản pháp luật
    RIA là công cụ hỗ trợ để “lượng hóa” được những tác động đối với các đối tượng bị điều chỉnh, từ đó hạn chế những quy định kém hiệu quả, giảm tác động xấu đến kinh tế xã hội nói chung cũng như quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.
  • Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân
    Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đưa ra, thì chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hữu hiệu, có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân.
  • Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số để xây dựng xã hội số
    Thực tế cho thấy số lượng cá nhân có chữ ký số so với quy mô dân số của Việt Nam còn khá khiêm tốn dù tỷ lệ này đã có nhiều chuyển biến tích cực trong vài năm gần đây. Vì thế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đang trở nên cấp bách để xây dựng xã hội số.
  • Tập trung xây dựng, phát triển nguồn tài nguyên dữ liệu số
    Tại Hội thảo quốc gia về Chính phủ số với chủ đề “Đà Nẵng - thành phố xanh và bền vững: Cơ hội đầu tư và phát triển thương mại trong thời đại mới” mới đây, các nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp đã có những chia sẻ về giải pháp chuyển đổi số, phát triển tài nguyên dữ liệu số, hình thành hệ sinh thái dịch vụ công trực tuyến.
  • Phát triển nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí để thu hút trẻ là “thách thức lớn”
    Nội dung số lành mạnh là một trong những biện pháp giúp trẻ em nâng cao nhận thức, tránh xa mặt tiêu cực của Internet. Tuy nhiên, để có những sản phẩm nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí và thu hút trẻ là "một thách thức lớn".
  • Bốn nguy cơ an toàn bảo mật của ngành ngân hàng
    Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ với việc áp dụng công nghệ mới như AI, blockchain và phát triển dịch vụ tài chính số hóa, giúp cải thiện hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, ngành tài chính ngân hàng cũng đối mặt với thách thức lớn về bảo mật thông tin.
  • Chú trọng đầu tư phát triển Gen AI “made in Việt Nam”
    Sự xuất hiện và bùng nổ của AI tạo sinh (Gen AI) trong 2 năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không đứng ngoài cuộc chơi khi cho thấy nỗ lực ứng dụng công nghệ này một cách toàn diện từ cấp chính phủ cho tới doanh nghiệp, nhằm rút ngắn khoảng cách với thế giới.
  • Kinh nghiệm triển khai kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc
    Kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu, ứng dụng đào tạo AI, thúc đẩy các ý tưởng đổi mới sáng tạo về ứng dụng AI trong khu vực tư nhân.
Nhật Bản hỗ trợ tài chính các công ty trong nước phát triển 5G
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO