Chuyển động ICT

Nhiều học viên quốc tế đến PTIT học Cao học ngành Khoa học máy tính

Vân Khanh 28/12/2023 18:19

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đào tạo 11 học viên quốc tế theo chương trình Thạc sĩ Khoa học máy tính do Viettel Global và PTIT tài trợ học bổng. Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực về ICT là một thách thức.

Theo “Báo cáo thị trường công nghệ thông tin (IT) Việt Nam 2023” mới được TopDev (nền tảng tuyển dụng chuyên về IT) công bố, dự đoán giai đoạn 2023-2025, Việt Nam sẽ thiếu hụt từ 150.000 - 200.000 lập trình viên/kỹ sư mỗi năm.

Báo cáo cho biết, trong số hơn 57.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm chỉ có khoảng 30% lực lượng nhân sự đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn trong công việc thực tế mà doanh nghiệp yêu cầu, 70% còn lại cần được bố trí đào tạo thêm tại doanh nghiệp từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả công việc tương ứng.

Từ năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã nghiên cứu và đề ra những chương trình đào tạo về việc triển khai các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ICT cho các nước trong khu vực ASEAN và thế giới.

Bộ TT&TT đã chỉ đạo PTIT xây dựng chương trình học và hoàn thành việc lựa chọn hơn 60 học viên đến từ các nước trong khu vực ASEAN và thế giới để theo học chương trình Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính giảng dạy bằng tiếng Anh (VMCS).

Chương trình học bổng Thạc sĩ Khoa học máy tính là sáng kiến của Bộ TT&TT Việt Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT và truyền thông cho các nước có quan hệ hợp tác và đầu tư của Việt Nam.

Chương trình được triển khai tại PTIT với sự tài trợ của Tập đoàn Viettel và PTIT, bắt đầu từ năm học 2023.

ong-quang-anh.jpg
Ông Trần Quang Anh: Việc khai giảng khoá đào tạo sẽ là một trong những cơ sở để PTIT tiếp tục phát triển các chương trình hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng.

Tại lễ khai giảng Chương tình đào tạo Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính giảng dạy bằng tiếng Anh diễn ra ngày 28/12/2023 tại PTIT, PGS. TS. Trần Quang Anh, Phó Giám đốc PTIT bày tỏ sự vui mừng cùng trách nhiệm của Học viện trong chương trình học mà Bộ TT&TT giao. Ông nhấn mạnh: “Việc khai giảng khoá đào tạo sẽ là một trong những cơ sở để Học viện tiếp tục phát triển các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng”.

cac-dai-bieu-tham-du-chuong-trinh.jpg
Các đại biểu và các học viên của Chương trình.

Mục tiêu của VMCS là trao cơ hội học bổng toàn phần cho các học viên là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đang công tác trong các cơ quan chính phủ của các nước có quan hệ hợp tác đầu tư của Việt Nam để theo học chương trình Thạc sĩ Khoa học máy tính tại PTIT, một trong các đơn vị đào tạo ICT hàng đầu tại Việt Nam.

toan-canh-khai-giang-chuong-trinh.jpg
khai-giang-khoa-hoc-may-tinh-1.jpg
Buổi lễ khai giảng Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính giảng dạy bằng tiếng Anh (VMCS).

Được biết hiện tại, cùng với 11 học viên quốc tế theo học Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính, PTIT đang đào tạo 60 lưu học sinh Lào học đại học và sau đại học tại cơ sở đào tạo Hà Nội, tạo nên một cộng đồng lưu học sinh quốc tế tại PTIT./.

Bài liên quan
  • Việt Nam có thể tiên phong tham gia sáng tạo công nghệ 6G
    Hơn 100 nhà khoa học đã tham dự Hội nghị Quốc tế RIVF 2023, một sự kiện khoa học lớn dành cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ máy tính và truyền thông trên toàn thế giới được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đăng cai tổ chức từ ngày 23 - 25/12/2023 tại Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Nhiều học viên quốc tế đến PTIT học Cao học ngành Khoa học máy tính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO