Hiện nay, hơn 50% dân số thế giới sống ở các thành phố và theo Ngân hàng Thế giới (WB), dân số đô thị toàn cầu sẽ tăng 1,5 lần vào năm 2045 - từ 4 tỷ lên 6 tỷ cư dân đô thị.
Thái Lan đang tiến về phía trước với việc xây dựng trung tâm đổi mới thông minh đầu tiên của nước nay do Cơ quan Đổi mới quốc gia (NIA) khởi động và dẫn dắt. Chiến lược này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tiềm năng không gian của Bangkok và các thành phố quan trọng khác cho những mục tiêu cụ thể.
Được xếp hạng tốt nhất thế giới về phát triển nguồn nhân lực, được vinh danh là thành phố thông minh nhất trên thế giới trong ba năm liên tiếp và tự hào có tốc độ tăng GDP nhanh nhất trong một thập kỷ, Singapore được đánh giá là nền kinh tế thành công trên toàn cầu.
Nền kinh tế thông minh của quốc gia, hay của một đô thị cụ thể là nền kinh tế nói chung là thông minh trong tất cả các khâu: chiến lược, kế hoạch, quản lý, sản xuất, sản phẩm, tiêu thụ, ứng dụng thành công các thành tựu khoa học kỹ thuật mới.
Bộ trưởng Bộ Công trình công cộng và Nhà ở (PUPR) Indonesia Basuki Hadimuldjono đã bày tỏ sự quan tâm tìm hiểu cách thức triển khai thành phố thông minh (TPTM) của Hàn Quốc để triển khai cho Indonesia.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu cùng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, thì yêu cầu phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) bền vững là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở khu vực châu Á.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Indonesia tiếp tục thúc đẩy việc triển khai 48 quy hoạch định tổng thể thành phố thông minh (TPTM) tại các khu vực du lịch như Bali và Labuan Bajo cũng như cho thủ đô mới của Indonesia ở Penajem Paser Utara, Đông Kalimantan.
Thông qua việc tích hợp các công nghệ thông minh vào phát triển đô thị, Đài Loan đã giúp người dân tiếp cận những dịch vụ tiện ích một cách dễ dàng, đồng thời cắt giảm lượng khí thải carbon.
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến GDP của Ma Cao - một phần lớn là do ngành du lịch đóng cửa. Bằng cách thúc đẩy thị trường thương mại điện tử (TMĐT) và thanh toán không tiếp xúc, Chính quyền Ma Cao đã vượt qua thách thức và từng bước phục hồi nền kinh tế.
Dựa trên công nghệ IoT, các thành phố thông minh (TPTM) có thể tích hợp liền mạch các tiện ích công cộng với cơ sở hạ tầng truyền thông, nhằm quản lý tài nguyên tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tại Ấn Độ, việc triển khai cơ sở hạ tầng đo lường thông minh tại những thành phố lớn hiện đang là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.
Mặc dù việc triển khai thí điểm xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đúng lúc dịch bệnh COVID-19 bùng phát, song lãnh đạo Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Long khẳng định "thí điểm không có nghĩa là xem cho biết, làm cho biết, mà thí điểm là để thực hiện và đánh giá, để triển khai thực tế".
Sydney được biết đến là trung tâm thương mại đổi mới, là nền kinh tế lớn nhất của Australia với thế mạnh về tài chính, giáo dục, sản xuất, công nghệ, thương mại và du lịch. Sydney có đầy đủ các yếu tố để hoàn thành công cuộc phục hồi sau đại dịch và phát triển thành phố như một mẫu tiêu chuẩn trong quy hoạch thông minh, hợp tác và tái cân bằng.
Ga xe lửa Leighton Buzzard ở hạt Bedfordshire, Vương quốc Anh đã triển khai dự án thu động năng từ bước chân của hành khách chuyển đổi thành điện năng. Dự án này cho thấy năng lượng chưa được khai thác tại các trung tâm giao thông là một cơ hội thực sự để cung cấp các nguồn năng lượng bền vững.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ khởi động hai mạng lưới thành phố khu vực ở Mỹ Latinh và Nam Á để chia sẻ kiến thức về phát triển thành phố thông minh (TPTM) đồng thời bảo vệ lợi ích công cộng liên quan đến quyền riêng tư, an ninh và bền vững.