Quy hoạch không gian biển Việt Nam: Mở đường lớn phát triển kinh tế biển

PV| 02/12/2022 08:14
Theo dõi ICTVietnam trên

Quy hoạch không gian biển quốc gia đang được Bộ TN&MT xây dựng, thiết lập với kỳ vọng đảo ngược xu thế ô nhiễm, tạo lập một nền kinh tế biển thay đổi mạnh mẽ từ “nâu” sang “xanh”, hài hòa bền vững…

Quy hoạch không gian biển là tất yếu

Dân số tăng nhanh và nhu cầu tiêu dùng thay đổi đã làm tăng nhu cầu về lương thực, năng lượng và thương mại từ các vùng biển. Do hạn chế về tài nguyên và không gian trên đất liền, tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ ngày càng lớn đến từ các khu vực ven biển và biển.

Trong 20 năm tới, hoạt động của con người ở nhiều khu vực biển sẽ tăng lên đáng kể. Những hoạt động truyền thống như vận tải biển, khai thác cát và giải trí trên biển vẫn giữ được tầm quan trọng nhất định. Hoạt động khai thác dầu khí sẽ tiếp tục diễn ra ở những khu vực biển xa và sâu hơn. Khai thác thủy sản vẫn tiếp tục diễn ra nhưng ở mức thấp hơn do trữ lượng giảm dần, mức độ khai thác cũng bị hạn chế do cạnh tranh về không gian biển.

Vì vậy, quy hoạch không gian biển là một cách thiết thực để tạo ra và thiết lập một tổ chức hợp lý hơn trong việc sử dụng không gian biển và mối tương tác giữa các mục đích sử dụng của nó, nhằm cân bằng nhu cầu phát triển với sự cần thiết bảo vệ các hệ sinh thái biển và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội một cách cởi mở và có kế hoạch.

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) (2010): Quy hoạch không gian biển là một quá trình chung phân tích, bố trí không gian và thời gian các hoạt động của con người tại một vùng biển để đạt được các mục tiêu sinh thái, kinh tế và xã hội thường được cụ thể hoá thông qua một quá trình quản lý Nhà nước.

Khái niệm "Quy hoạch không gian biển" còn khá mới không chỉ ở Việt Nam, nhưng ở chừng mực nhất định, nội hàm của quy hoạch này lại không hoàn toàn mới bởi tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam đã có lịch sử 30 năm trải nghiệm. Theo đó, quy hoạch bảo vệ môi trường trước các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ngày càng sôi động, trước tác động của các quá trình tự nhiên gây ra những biến đổi có xu hướng gia tăng, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn tự nhiên đã được thực hiện dù kết quả bước đầu còn hạn chế.

Quy hoạch không gian biển không phải là quy hoạch phát triển kinh tế biển, mà là quy hoạch quản lý và sử dụng hợp lý không gian biển để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất theo quy hoạch phát triển. Không gian biển bao gồm cả môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và vị thế của biển.

Quy hoạch không gian biển Việt Nam: Mở đường lớn  phát triển kinh tế biển  - Ảnh 1.

Với môt quốc gia ven biển như Việt Nam, quy hoạch không gian biển quốc gia càng trở nên quan trọng.

Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trung bình 100km2 đất liền có 1km bờ biển, cao gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47 - 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế "thuần biển" đạt khoảng 20 - 22% tổng GDP cả nước.

Tham gia công ước quốc tế, Việt Nam đã phê chuẩn nhiều công ước biển chuyên ngành như IMO-SOLAS (Công ước về cứu hộ trên biển, Công ước London ngày 01/11/1974), Công ước Load lines 1966, Công ước MARPOL 73/78 về phòng, chống ô nhiễm biển từ tàu. Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ các quyền lợi của Việt Nam trên biển, giải quyết các tranh chấp trên biển và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên biển. Bên cạnh đó, nhiều công ước quốc tế về biển cũng đã được dịch, xuất bản, giới thiệu và tuyên truyền… Vì thế, Quy hoạch không gian biển quốc gia là một yêu cầu bắt buộc trong thời đại mới.

Định hướng phát triển toàn diện

Quy hoạch không gian biển Việt Nam đang được Bộ TN&MT nghiên cứu xây dựng với việc phát triển toàn diện các không gian liên quan đến biển Việt Nam. Đó là, vùng đất ven biển, vùng biển, hải đảo và vùng trời trong phạm vi của 28 tỉnh, thành có biển. Quy hoạch này sẽ cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và các giải pháp chủ yếu được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội; phát huy các tiềm năng, lợi thế của biển và hải đảo, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Đối với vùng đất ven biển, nghiên cứu phát triển các vùng đất ven biển phía Bắc, Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, ven viển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ sẽ được định hướng sắp xếp lại, phát triển các đô thị trung tâm hành chính cấp tỉnh và phát triển mạng lưới các đô thị vừa và nhỏ dọc ven biển theo các tuyến lực, hình thành đô thị vệ tinh để hỗ trợ đô thị trung tâm, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, đồng thời, hạn chế việc di chuyển quá mức dân cư và lao động nông thôn vào các đô thị lớn. 

Đầu tư xây dựng các tuyến giao thông, kết nối liên thông các cảng biển với các vùng miền, địa phương trong cả nước và quốc tế. Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ về giá, thuế cho doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế ven biển.

Đối với các vùng biển, nghiên cứu phát triển và quy hoạch liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh trên biển; du lịch biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển khác. Đồng thời, xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản; công nghiệp ven biển; khai thác năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Đặc biệt, đối với việc phát triển không gian đảo, Quy hoạch không gian biển đặt ra nhiều vấn đề mới: Ngoài việc hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cho một số đảo trọng điểm về kinh tế, hình thành các khu du lịch đẳng cấp, còn kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển và bảo tồn thiên nhiên tại các đảo; Xây dựng huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, trung tâm hậu cần nghề cá, tìm kiếm cứu nạn, phát triển tuyến du lịch kết nối đảo với đất liền, trở thành thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 

Đồng thời, nghiên cứu, thí điểm lấn biển, tăng diện tích cho các đảo, mở rộng không gian phát triển cho các hoạt động kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Quy hoạch không gian biển Việt Nam cũng đang đề xuất vấn đề quản lý vùng trời trên biển, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia. 

Quy hoạch không gian biển Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá mới trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn tài nguyên môi trường biển, đưa nước ta sớm trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển…/.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Quy hoạch không gian biển Việt Nam: Mở đường lớn phát triển kinh tế biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO