Ngày 7/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Với các chính sách phát triển kinh tế biển mới và tăng trưởng xanh, việc nghiên cứu tiềm năng và phát triển năng lượng thủy triều trên biển là rất cần thiết trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế biển.
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát là đến năm 2023 tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế
Kinh tế biển xanh đang là xu hướng phát triển mới của thế giới, đặc biệt là các quốc gia có biển trong khu vực ASEAN. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội thúc đẩy tăng trưởng GDP và góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Ngày 21/12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị bàn giải pháp tăng cường công tác quản lý các khu bảo tồn biển, ven biển Việt Nam. Hội nghị hướng tới việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngày 16/12, hội thảo khoa học "Phát triển kinh tế biển khu vực miền Trung trong bối cảnh hiện nay" được tổ chức. Nhiều ý kiến cho rằng cần sớm hoàn thiện thể chế liên kết nhằm bảo đảm sự thống nhất về quy hoạch và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển kinh tế biển của các tỉnh miền Trung nói riêng.
Du lịch biển đảo đã được xác định là một trong 4 dòng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam. Vì thế, cần sớm xây dựng và triển khai các chính sách du lịch biển, đảo ở Việt Nam.
Quy hoạch không gian biển quốc gia đang được Bộ TN&MT xây dựng, thiết lập với kỳ vọng đảo ngược xu thế ô nhiễm, tạo lập một nền kinh tế biển thay đổi mạnh mẽ từ “nâu” sang “xanh”, hài hòa bền vững…
Sau 4 ngày diễn ra Hội nghị liên Chính phủ Cơ quan Điều phối các Biển Đông Á lần thứ 25 phần 2 (IGM-25.2) từ ngày 10-14/10, do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, Cơ quan Điều phối các Biển Đông Á đã thống nhất hành động khẩn cấp, tìm ra các giải pháp hữu hiệu và thực hiện để đối phó với ô nhiễm nhựa và các thách thức khác đối với hệ sinh thái biển và ven biển hiện nay và trong tương lai.
Có nhiều mô hình, phương pháp tuyên truyền về biển đảo nhưng các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam, tìm hiểu về 40 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã và đang phát huy tác dụng, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp người Việt Nam và cả người nước ngoài.
Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu và xây dựng môi trường xanh được coi như một phần của phát triển kinh tế bền vững. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biển đổi khí hậu (COP26) vừa qua tại Glasgow (Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra mục tiêu Việt Nam đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để thực hiện được thì việc xây dựng các khu công nghiệp (KCN) sinh thái chính là giải pháp mang lại hiệu quả trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững, khắc phục những bất cập về lãng phí tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Ngày 13/9, tại TP Nha Trang, Khánh Hòa, Viện Hải dương học tổ chức hội nghị khoa học quốc tế Biển Đông năm 2022 với chủ đề “Thế kỷ khoa học và công nghệ biển vì tương lai của đại dương”.
Cục Hàng hải thuộc Bộ Giao thông Vận tải vừa xây dựng Đề án phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam và đang lấy ý kiến góp ý từ các đơn vị, bộ, ngành có liên quan.
Việt Nam là quốc gia ven biển, có các vùng biển và quần đảo rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, kinh tế biển quốc gia có mối quan hệ mật thiết đối với đời sống của người dân, đồng thời đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ an ninh – quốc phòng của đất nước.
Biển Đông đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, hợp tác quốc tế. Nhiều chủ trương, chính sách, các giải pháp đồng bộ đã và đang được thực hiện để góp phần phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển.
Việt Nam, có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước.