Đó là một khái niệm phổ quát có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) thực hiện việc chuyển đổi số (CĐS), chuyển đổi mô hình từ sản xuất truyền thống sang nền sản xuất thông minh tăng hiệu quả, giá trị lợi ích.
Và đây cũng là mục tiêu đảm bảo cho tương lai phát triển bền vững của các DN sản xuất và cũng vì lẽ đó các giải pháp số mới được ra đời, nhằm hỗ trợ, tăng cơ hội, năng lực sản xuất cho các DN, nhà máy - nhất là trong thời kỳ dịch bệnh đang là một lựa chọn hàng đầu.
Cùng chung mục tiêu này, mới đây công ty Intel VietNam và ITG Technology đã phối hợp tổ chức Hội thảo trực tuyến "Chuyển đổi số trong sản xuất thông minh". Tại đây, nhiều ý kiến của các chuyên gia, công ty công nghệ, nhà cung cấp giải pháp số đã được chia sẻ.
3S iFACTORY giúp sản xuất tăng hiệu quả theo cấp số nhân
Trên quan điểm quan điểm đại diện công ty công nghệ, giải pháp số, ông Nguyễn Xuân Hách, CEO ITG Technology cho rằng, giờ đây các DN muốn đạt hiệu quả, tăng năng suất, hiệu suất, chất lượng sản phẩm cần áp dụng, chuyển đổi sang mô mô hình, xu hướng sản xuất thông minh.
Nếu như trước đây, khi nói đến việc áp dụng các mô hình sản xuất thông minh, chúng ta thường lệ thuộc rất nhiều vào các công nghệ cao như AI, Robot… và điều này được hỗ trợ bởi các đối tác, các công ty, tập đoàn nước ngoài thì nay điều này đã có sự thay đổi lớn - đó là việc Việt Nam đã làm chủ cho ra đời, vận hành, ứng dụng nền tảng công nghệ số mới đạt chất lượng cao, đa dạng cho chúng ta lựa chọn.
Cũng theo ông Hách, giải pháp công nghệ số mang thương hiệu Việt Nam như 3S iFACTORY (sản phẩm của ITG Technology) ra đời với mục tiêu giúp giải quyết bài toán hỗ trợ DN cải thiện hiệu suất lao động, vận hành, hướng tới một nền sản xuất thông minh.
Giải pháp này được áp dụng, vận hành trên trên thế mạnh không chỉ là công nghệ phần mềm, phần cứng mà còn là kiến trúc, chiến lược, thành tựu của cuộc CMCN 4.0 (IoT, Big Data, AI...). "Đồng thời, khi sử dụng 3S iFACTORY, hệ thống còn cho phép DN quản lý máy móc, thiết bị tự động và có khả năng phân tích dự báo các sự cố có thể xảy ra, giúp nhà quản trị có thể ra quyết định nhanh chóng trước những biến động của thị trường", CEO ITG nhấn mạnh.
Cụ thể, 3S iFACTORY được phát triển dựa trên kiến trúc công nghệ thông tin ISA-95 (tiêu chuẩn của Hiệp hội tự động hóa quốc tế - ISA) gồm 04 tầng có sự tích hợp đồng bộ với nhau.
Tầng 1 là tầng chiến lược với giải pháp báo cáo thông minh 3S Business Hub: Giúp các DN thu thập dữ liệu từ ERP, MES, HRM; sử dụng thuật toán phân tích để đưa ra báo cáo quản trị dưới dạng Dashboard, KPI; cung cấp ứng dụng mobile để phê duyệt online và đưa ra cảnh báo ứng phó với tình huống khẩn cấp của nhà máy.
Tầng 2 là tầng hoạch định và quản trị với giải pháp 3S ERP giúp DN, nhà máy: CĐS cho hệ thống phòng ban chức năng, quản trị toàn bộ quy trình lõi; quản lý toàn bộ hoạt động từ mua hàng, sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch nguyên vật liệu, bán hàng, logistics; thu nhận toàn bộ dữ liệu từ quản lý vận hành chuỗi cung ứng, đưa lên hạch toán kế toán để tạo ra các báo cáo kế toán, tài chính và quản lý ngân sách, quản lý dòng tiền, lãi lỗ.
Tầng 3 là tầng thực thi sản xuất với giải pháp 3S MES: Giúp ban lãnh đạo nắm bắt, quản lý chi tiết kế hoạch sản xuất; tự động xếp lịch sản xuất và quản lý toàn bộ đầu vào, đầu ra và các công đoạn sản xuất (IQC-PQC-OQC).
Tầng 4 là tầng tự động hóa với giải pháp 3S IIoT Platform: Đóng vai trò là hệ thống kết nối để thu thập dữ liệu sản xuất hoàn chỉnh để đẩy lên các tầng phía trên.
"Khi DN sử dụng triển khai đồng bộ cả 04 tầng tích hợp chắc chắn các giá trị mới, giá trị thay đổi, phát triển sẽ được tạo ra và đây là mục tiêu sản phẩm 3S iFACTORY hướng đến", ông Hách kỳ vọng.
Bên cạnh việc chia sẻ về giải pháp 3S iFACTORY, theo ông Hách, việc CĐS của các DN đối với các khâu trong sản xuất, nhà xưởng là cần thiết. Việt Nam cũng giống như một số quốc gia khác có mức độ phát triển cao, tuy nhiên, phần lớn mới chỉ đạt cấp độ CMCN 2.0 đến CMCN 3.0. Khi chúng ta chủ động phát triển trong CMCN 4.0 ít hay nhiều trong tránh khỏi việc bị chi phối bởi các yếu tố dây chuyền sản xuất tự động như: AI hay Robot… và điều chưa thực sự phù hợp, trở thành thế mạnh tại các nhà máy tại Việt Nam.
Lý giải về quan điểm, nhận định này này, ông Hách cho rằng, phát triển từ nhà máy từ 1.0 lên 2.0, nhất thiết phải đầu tư nhiều cho yếu tố công nghệ. Khi tăng cấp độ từ nhà máy 2.0 lên 3.0, cần đầu tư cho quy trình. Và từ 3.0 lên 4.0 không thể thiếu việc đầu tư thêm về công nghệ mới, quy trình và con người.
Do đó, để bắt đầu quá trình CĐS, DN cần qua 02 bước quan trọng: Cần phải xác định nhà máy hiện tại đang ở cấp độ nào; cần Kỳ vọng về mục tiêu đưa nhà máy lên cấp độ nào sao cho phù hợp với nguồn lực của DN Việt Nam.
"Nếu ở mô hình nhà máy truyền thống, các thông tin dễ bị đứt gãy, trễ, sai lệch giữa các tầng quản lý và vận hành, nhưng ở mô hình nhà máy thông minh các thông tin xuyên suốt giữa các tầng theo cả hai chiều theo thời gian thực", ông Hách lưu ý.
Đưa ra khuyến nghị, ông Hách cho rằng vì các DN đang chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid-19, cho nên nếu các đơn vị, nhà máy nào vẫn đang hoạt động, vận hành tốt, không nhất thiết phải vội nghĩ tới thay đổi mô hình hướng tới nhà máy thông minh, bởi điều này tránh lãng phí nguồn nhân lực, phát sinh chi phí… Nhưng về tương lai lâu dài, các DN muốn đảm bảo phát triển bền vững cần phải xây dựng chiến lược CĐS tổng thể, toàn diện và hướng đến sản xuất trên mô hình các nhà máy thông minh.
"Thế giới vật lý đang chuyển sang thế giới số, do đó các DN bắt buộc phải CĐS để tồn tại, phát triển bền vững. Chỉ khi ứng dụng, vận hành công nghệ số tích cực mới giúp tăng hiệu quả sản xuất lên theo cấp số nhân và nếu không chủ động sử dụng các công nghệ số mới, việc cạnh tranh cùng các đối thủ và thị trưởng sẽ chắc chắn tụt giảm", ông Hách nhấn mạnh.
IPC giúp tối ưu hóa quy trình, vòng đời sản phẩm
Trên quan điểm tổng quan khác, ông Nguyễn Đức Quế - Giám đốc Kênh phân phối Intel Vietnam cho rằng, khi các DN thực hiện CĐS trong mô hình sản xuất của mình, điều cần quan tâm, chú trọng, có ý nghĩa tạo hiệu quả thành công chính là phải tập trung đầu tư, nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng mạng, hạ tầng phần cứng.
Theo ông Quế, việc tập xây dựng giải pháp nhà máy thông minh cần phát triển hạ tầng phần cứng, trong đó cần tập trung 03 tầng cơ bản như: Server (Server ERP, MES, Server Backup, Server AI và thuật toán); khối văn phòng (máy tính PC/Laptop cho nhân viên); nhà xưởng (các bộ switch wifi hub để kết nối mạng, workstation, máy tính công nghiệp chuyên dụng (IPC), IoT Gateway thu thập dữ liệu từ sản xuất, QR Code/Barcode và màn hình hiển thị lớn…).
Cùng với đó, nếu muốn đạt hiệu quả nhanh từ việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng đối với phần cứng thì DN, các nhà máy cần đồng thời triển khai các phần mềm EIS (Edge Insights) - phần mềm chất lượng cho lĩnh vực sản xuất, được thiết kế nhập, xử lý, lưu trữ, quản lý dữ liệu an toàn.
Thông qua EIS, cho phép những nhà cung cấp giải pháp như ITG Technology tăng tốc phát triển các giải pháp phân tích công nghiệp, ứng dụng AI, phục vụ khách hàng tốt hơn thông qua tăng sản lượng, giảm chi phí vận hành và cải thiện hiệu quả; IPC ECS (Edge Control Enabling) - hệ thống điều khiển công nghiệp thông qua dịch chuyển hệ thống điều khiển tập trung sang hệ thống xử lý tại biên; IPC (Industrial PC) - dòng máy tính công nghiệp sử dụng Intel Silicon.
Đặc biệt, trong số các quan điểm nhấn mạnh đó, ông Quế nêu thêm các ưu điểm của IPC khi các DN sử dụng sẽ được đảm bảo về bảo mật ngay từ tầng nền tảng phần cứng; giúp phát hiện lỗi, khiếm khuyết sản phẩm, kiểm soát chất lượng nội tuyến; phân tích dự đoán kết quả trong tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử; có thể lấy dữ liệu lịch sử, từ đó dự đoán chất lượng sản xuất, dự đoán thời gian bảo trì thiết bị, hạn chế chi phí tốn kém; tăng năng lực sản xuất thông qua xác định quy trình để cải thiện công tác quản lý và kiểm soát sản xuất; giám sát sự an toàn của người lao động, giúp cải thiện năng suất và hiệu quả nhà máy, tối ưu hóa quy trình, vòng đời sản phẩm.
Dẫn chứng cho việc tạo hiệu quả từ việc sử dụng IPC, ông Quế cho biết, hiện nay dây chuyền sản xuất ô tô của Intel đã phát triển, vận hành hiệu quả các quy trình thông qua Hệ thống điều khiển chuyển động các robot như: Tích hợp video và bảo trì phòng ngừa; kiểm soát mối hàn của thiết bị và phân tích dự đoán chất lượng; lưu trữ dữ liệu của quá trình hàn (sử dụng Intel Atom x7-E3950); giám sát quy trình hoạt động trong nhà máy (sử dụng Intel Xeon E2176G); kiểm tra chất lượng sơn trước khi xuất xưởng (sử dụng Intel Core i5-8500T)…
"Bên cạnh đó, hiện nay Intel còn phát triển, cho ra đời hệ sinh thái các sản phẩm giải pháp như: Quản lý toàn nhà; giám sát năng lượng; kết nối trong nhà máy; bảo trì dự đoán; quản lý tài sản và hậu cần; quản lý tồn kho…", ông Quế nhấn mạnh.
Cũng theo ông Quế, trong thời gian tới nhằm giúp các DN chuyển đổi mô hình sản xuất hướng đến vận hành hiệu quả các nhà máy thông minh Intel và ITG sẽ phối hợp tích cực hơn nữa để hỗ trợ, sát cánh cùng DN; giúp tư vấn, triển khai, kết nối các nền tảng công nghệ phần cứng và phần mềm… để DN sớm đạt các mục tiêu để thay đổi, phù hợp trong tiến trình CĐS toàn diện, xu thế bắt buộc trong cuộc CMCN 4.0 đang bùng nổ hiện nay./.