Số hoá là cần thiết để các doanh nghiệp nhỏ tồn tại

TH| 28/10/2020 14:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Với các thông lệ, kinh nghiệm tốt và những giải pháp hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa thích ứng với trạng thái bình thường mới, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật để đổi mới, phục hồi và phát triển sẽ góp phần quan trọng giúp các nền kinh tế APEC tái khởi động và cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19 thành công.

Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng DN nhỏ và vừa APEC lần thứ 26 với chủ đề "Tiến tới trạng thái bình thường mới: Tái khởi động và phục hồi doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thông qua chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và công nghệ" đã diễn ra ngày 23/10/2020.

Hội nghị đã được tổ chức đúng thời điểm với nội dung thiết thực bởi đây là thời điểm để các nền kinh tế cùng thảo luận, bàn bạc tìm ra giải pháp để chung sức tháo gỡ khó khăn, thách thức mà các DNNVV đang phải đương đầu do đại dịch Covid-19 gây ra.

Số hóa là cần thiết để các doanh nghiệp nhỏ tồn tại - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển Doanh nhân Malaysia, Dato Siri Dr Haji Wan Junaidi Bin Tuanku Jaafar nhấn mạnh: "Các nền kinh tế thành viên APEC phải hợp tác cùng nhau để thúc đẩy và khuyến khích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số của các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong khu vực".

Phát biểu tại Hội nghị, ông Dato Sri Dr. Haji Wan Junaidi Bin Tuanku Jaafar cho biết: "Số hóa không phải là một lựa chọn, nó phải được thực hiện. Đó là điều cần thiết để tồn tại".

Các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của khu vực, đóng góp khoảng 40 - 60% vào GDP của hầu hết các nền kinh tế APEC. Để đối phó với đại dịch, các quốc gia thành viên APEC đã và đang đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ cho nhóm đối tượng này, từ giảm thuế, trợ cấp lương, giảm lãi suất, cho vay ưu đãi và tái cấp vốn, để các chủ DN và các nhà quản lý có thể duy trì hoạt động và tiếp tục đóng góp vào kinh tế toàn cầu.

"Trong trạng thái bình thường mới, các DN phải chuyển đổi các chiến lược và mô hình kinh doanh của mình để thích ứng với nền kinh tế số, kết hợp đổi mới và công nghệ để duy trì khả năng phục hồi. Bên cạnh các biện pháp kích thích tài khóa, việc hỗ trợ các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa chuyển sang kỹ thuật số, đồng thời giúp họ điều chỉnh và vượt qua những thách thức là điều cấp thiết không kém".

Các quốc gia thành viên sẽ phải đối mặt với những thách thức và mối lo ngại của việc chuyển đổi sang số hóa bao gồm quyền riêng tư dữ liệu, an ninh mạng, gian lận số và khoảng cách số. Theo đó, Bộ trưởng Dato Sri Dr. Haji Wan Junaidi Bin Tuanku Jaafar nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác và cộng tác trong các nền kinh tế thành viên APEC "trong và sau đại dịch".

Tại Hội nghị, các quốc gia thành viên APEC ghi nhận những đóng góp đáng kể của các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa cho nền kinh tế và việc làm của khu vực. TS. Rebecca Fatima Sta Maria, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC, nhấn mạnh rằng công tác chính sách do các nhóm APEC khác thực hiện có thể góp phần hỗ trợ các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong khu vực.

Theo bà Rebecca Fatima Sta Maria, "Hỗ trợ cho các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong APEC là xuyên suốt và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của chúng ta và khu vực tư nhân. Chúng ta cần thúc đẩy cải tiến cơ cấu, tạo thuận lợi thương mại và các sáng kiến kỹ thuật số như triển khai cơ chế một cửa để các DN trong khu vực hoạt động dễ dàng hơn, nhanh hơn với chi phí thấp hơn cũng như đảm bảo dòng chảy thông suốt của hàng hóa và dịch vụ trong các nền kinh tế và xuyên biên giới".

Trong cuộc họp, các bộ trưởng đã thông qua tuyên bố chung tập trung vào cam kết của các nền kinh tế thành viên trong việc hỗ trợ các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong việc tái khởi động và phục hồi DN của họ thông qua số hóa, đổi mới và công nghệ.

Các Bộ trưởng cũng thông qua Tầm nhìn 5 năm mới nhằm củng cố đạo đức kinh doanh và tính liêm chính trong các lĩnh vực liên quan đến y tế có tên là Tầm nhìn 2025.

Bài liên quan
  • 1 tỷ USD tiếp sức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
    Chương trình hợp tác hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) lần này sẽ tập trung hướng đến các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Số hoá là cần thiết để các doanh nghiệp nhỏ tồn tại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO