Số hóa thúc đẩy sự phục hồi của ngành F&B ở Malaysia như thế nào?

Hoàng Linh| 03/04/2022 15:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Cũng như nhiều nước trên thế giới, nền kinh tế Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch COVID-19, khi GDP giảm 5,6% trong năm đầu tiên, mức giảm tương đương 17,1% trong quý 2 năm 2020.

Ngành dịch vụ thực phẩm và đồ uống (F&B) của Malaysia trước đại dịch đang phát triển, nhưng cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SME) và DN trong nước buộc phải ngừng hoạt động hoàn toàn. Tuy nhiên, với việc chính phủ thúc đẩy số hóa và đưa ra các kế hoạch tái phục hồi và phát triển nền kinh tế, tương lai có vẻ hứa hẹn hơn đối với lĩnh vực này.

COVID-19 và tác động đối với ngành F&B

Malaysia đã áp dụng lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt hoặc lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) vào ngày 18/3/2020, kéo dài 6 tuần cho đến ngày 4/5. Sau đó, nước này đã nới lỏng một số hạn chế vì lợi ích của nền kinh tế, vì theo Thủ tướng Muhyiddin Yassin, nền kinh tế đang thiệt hại 556 triệu USD/ngày, tổng cộng là 14,6 tỷ USD.

Lệnh kiểm soát di chuyển đã được áp dụng lặp lại nhiều lần theo tình hình lây nhiễm của dịch bệnh, chỉ một nửa trong số 14 bang của Malaysia mở cửa hoàn toàn và các bang còn lại cho biết là chưa sẵn sàng. Thật không may, nhiều bang trong số này là một phần của chuỗi cung ứng trong ngành F&B quốc gia, có nghĩa là việc tiếp tục đóng cửa đang làm tê liệt hoạt động sản xuất hết, hiện chỉ có 7 bang mở cửa để phục vụ cho cả ngành.

Tác động của việc này ngày càng gia tăng khi mọi người phải làm việc tại nhà. Việc chuyển sang làm việc từ xa đã làm tăng vọt nhu cầu về các thực phẩm ăn liền, đông lạnh và các mặt hàng ăn liền khác, gây căng thẳng hơn nữa cho một hệ thống vốn đã căng thẳng.

Sự mất cân đối và không ổn định trong lĩnh vực này khiến Malaysia rơi vào tình trạng kinh tế rất bấp bênh, với khoảng 12% SME ngừng hoạt động từ năm 2020 đến năm 2021.

Kế hoạch Malaysia lầnthứ mười hai

Vào tháng 9/2021, Thủ tướng mới của Malaysia Datuk Seri Ismail Sabri Yaakob nhận ra rằng cần phải làm gì đó nhiều hơn nữa và ông đã công bố Kế hoạch Malaysia lần thứ 12. Kế hoạch bao gồm một loạt các cải cách đặt mục tiêu sẽ hoàn thành vào năm 2025. Ba nguyên lý chính của Kế hoạch là phục hồi nền kinh tế, tăng cường an ninh, phúc lợi và tính toàn diện, và thúc đẩy bền vững.

Ý tưởng đằng sau Kế hoạch này là tập trung cho 4 lĩnh vực khác nhau để trở thành nền tảng, cho phép Malaysia thúc đẩy chương trình của mình và mang lại một tương lai xanh hơn, ổn định hơn về kinh tế.

Bốn yếu tố nền tảng này liên quan đến việc phát triển nhân lực trong tương lai, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông công cộng, tập trung vào việc sử dụng và phát triển công nghệ tiên tiến, đồng thời tăng cường các dịch vụ công để nâng cao phúc lợi của tất cả người dân Malaysia.

Các chính sách có tư duy tương lai này phụ thuộc vào việc tăng cường số hóa khi đất nước cố gắng phục hồi kinh tế của mình và tiếp tục phát triển như một trong những ngôi sao của Đông Nam Á.

Sự thay đổi trong cách thức hoạt động của các DN F&B

Khi lĩnh vực F&B đang nỗ lực để củng cố vị thế của mình trong nền kinh tế, những ý tưởng sáng tạo như "bếp ăn trên mây" đang nhanh chóng trở thành một phần bối cảnh của ngành. Loại hình không gian chung này lý tưởng cho các nhà hàng bán đồ ăn, uống mang đi được xây dựng xung quanh việc giao hàng hoặc phục vụ ăn uống, mang lại không gian hoàn hảo cho nhiều DN F&B lấy lại tinh thần sau đại dịch.

Một nhà bếp trên mây như vậy có tên là Cookhouse, có một câu chuyện rất thành công. Được thành lập vào năm 2019 bởi Huen Su San, DN đã thực sự thành công khi chính phủ chấm dứt giãn cách vào tháng 5, đã phát triển từ chỉ 1 lên 7 địa cơ sở. Với nhu cầu về thực phẩm làm sẵn và giao hàng ngày càng tăng, các DN như Cookhouse đã tạo ra môi trường cho các công ty khởi nghiệp ngành F&B tự khởi nghiệp với rủi ro được giảm thiểu.

Số hóa thúc đẩy sự phục hồi của ngành F&B ở Malaysia như thế nào? - Ảnh 1.

Số hóa thúc đẩy sự phục hồi của ngành F&B ở Malaysia như thế nào? - Ảnh 2.

"Bếp ăn trên mây" Cookhouse (Nguồn: firstclasse.com.my)

Một lợi thế rõ ràng của việc sử dụng bếp ăn đám mây là nó giảm đáng kể chi phí. Chi phí thuê không gian chung thấp hơn đáng kể so với việc mua hoặc thuê bếp riêng và trang bị đầy đủ cho bếp. Nhiều DN nhỏ hơn có thể tập trung vào việc quay trở lại hoặc mở rộng dịch vụ của họ bằng cách chia sẻ chi phí và thiết bị, điều này sẽ đáp ứng nhu cầu mang đi và giao hàng, tạo ra tăng trưởng kinh tế hơn trong lĩnh vực F&B.

Tại sao số hóa lại quan trọng?

Để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới của chủ nghĩa tiêu dùng số, các công ty F&B phải mở rộng sự hiện diện trực tuyến của họ. Tiếp cận với việc đặt hàng thực phẩm qua Internet là đặc biệt quan trọng khi mọi người không thể ra khỏi nhà do giãn cách dẫn đến việc giao thực phẩm tăng 61%.

Tuy nhiên, không chỉ yếu tố số hóa thúc đẩy TMĐT mới giúp lĩnh vực này phát triển. Tự động hóa mua sắm, sử dụng các sản phẩm fintech và hệ thống quản lý dữ liệu sẽ giảm chi phí và tăng tốc quy trình, cho phép các DN tập trung vào việc tăng lợi nhuận của họ.

Sau khi vượt qua thử thách của COVID-19, các SME phải số hóa càng sớm càng tốt để phát triển thương hiệu, giảm chi phí và hợp lý hóa hoạt động vì chúng giúp đưa nền kinh tế phát triển ổn định hơn. Ngành F&B mà Malaysia kỳ vọng sẽ phát triển cần phải dựa nhiều hơn vào số hóa nếu muốn tìm đường trở lại sau tác động gần như thảm khốc của đại dịch.

Kế hoạch Malaysia lần thứ 12 (12MP) là một lộ trình phát triển đất nước từ năm 2021 - 2025, đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình dự kiến 4,5% - 5,5% trong giai đoạn; thu nhập hộ gia đình trung bình được đặt mục tiêu đạt 10.000 ringgit vào năm 2025.

Chính phủ cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái tin cậy để thu hút các khoản đầu tư nước ngoài có chất lượng, phát triển nền kinh tế; Thúc đẩy tăng trưởng của một số ngành chiến lược và có tác động cao, cụ thể là năng lượng và điện tử (E&E), dịch vụ hàng không vũ trụ toàn cầu, thực phẩm và đồ uống Hồi giáo (halal), sáng tạo, du lịch, sinh khối (biomass) và nông nghiệp thông minh

Chính phủ cũng chi cho R&D chiếm 5,2% GDP vào năm 2025, so với 1% vào năm 2020, trong đó khu vực tư nhân chiếm 70% cam kết chi. Khu vực tư nhân chi thêm 15 tỷ RM nữa để tăng tốc độ triển khai 5G trên toàn quốc.

Chính phủ Malaysia cam kết tiếp tục giảm khoảng cách kinh tế giữa các bang, khu vực thành thị và nông thôn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP ở các bang như Kelantan, Perlis, Sabah, Sarawak và Terengganu, và giảm đói nghèo. Malaysia sẽ trở thành nước trung hòa carbon sớm nhất vào năm 2050./.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Số hóa thúc đẩy sự phục hồi của ngành F&B ở Malaysia như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO