Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng đối với chuyển đổi số?

HL| 05/08/2021 11:21
Theo dõi ICTVietnam trên

CEO Geoff Smith, công ty tư vấn nhân lực Grayce, Vương quốc Anh nhận định trong chuyển đổi số "Kiến thức kỹ thuật không phải là tất cả và cuối cùng".

Đại dịch đã gây ra một cơn địa chấn về cách thức hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp (DN), theo đó, việc thúc đẩy số hóa lớn hơn bao giờ hết.

Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng đối với chuyển đổi số - Ảnh 1.

CEO Geoff Smith: tổ chức, DN nên chú trọng nhiều vào việc phát triển đa dạng các kỹ năng mềm để đảm bảo nhân lực có thể thích ứng để đáp ứng trong thời đại số

Theo ông Geoff Smith, nhu cầu về nhân tài công nghệ đã ở mức cao nhất mọi thời đại. Nghiên cứu do Viện Học tập và Làm việc (Learning & Work Institute), Vương quốc Anh công bố gần đây cho thấy 60% DN Vương quốc Anh tin rằng sự phụ thuộc của các DN này vào các kỹ năng số tiên tiến sẽ tăng lên trong 5 năm tới. Tuy nhiên, sự xoay trục sang làm việc từ xa và nhu cầu số hóa các hoạt động đã thúc đẩy nhu cầu này thậm chí còn cao hơn.

Các tổ chức mà chúng ta giao dịch hàng ngày - ngân hàng, siêu thị và hệ thống chăm sóc sức khỏe - đều bị tác động bởi công nghệ mới và nhu cầu tự động hóa. Và, khi các tổ chức, DN ở tất cả các lĩnh vực và khu vực ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và chuyển sang mô hình làm việc trực tuyến, việc áp dụng công nghệ số đã được đẩy nhanh trong vài năm, theo một nghiên cứu của McKinsey.

Trong bối cảnh đó, có những ý kiến cho rằng các tổ chức đang cần bổ sung rất nhiều tài năng công nghệ. Tuy nhiên, theo ông Geoff Smith, thay vì chỉ tập trung vào việc phát triển nhiều năng lực kỹ thuật hơn trong tổ chức, DN, nhà tuyển dụng nên chú trọng nhiều vào việc phát triển đa dạng các kỹ năng mềm để đảm bảo nhân lực có thể thích ứng để đáp ứng các yêu cầu kỹ năng trong tương lai và duy trì tính cạnh tranh trong thời đại số.

Không chỉ là kỹ năng số

Vương quốc Anh đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kỹ năng số ngày càng gia tăng trong nhiều năm, với nhu cầu về các chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực như phát triển phần mềm, thử nghiệm và bảo mật thông tin vượt quá nguồn cung. Tuy nhiên, cùng lúc đó, cũng có những báo cáo về việc sinh viên tốt nghiệp loại giỏi không có việc làm, bởi vậy, việc trang bị các kỹ năng số cần thiết cho lực lượng lao động để có thể bắt kịp với tốc độ thay đổi công nghệ của công nghệ là rất cần thiết.

Số liệu từ báo cáo Thị trường lao động ''Sinh viên tốt nghiệp'' của ONS vào tháng 3 năm nay cho thấy 1/8 sinh viên tốt nghiệp hiện không có việc làm và hơn 1/4 (25,5%) trong số những người đang làm việc ở các vị trí không có tay nghề hoặc kỹ năng thấp.

Những số liệu thống kê này gây sốc và tạo ra một đám mây đen cho hàng ngàn thanh niên tốt nghiệp. Sau khi trả một khoản chi phí lớn cho việc học tập, các sinh viên tốt nghiệp này xứng đáng nhận được công việc tốt, được trả lương cao.

Vậy tại sao rất nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn thất nghiệp khi các tổ chức vẫn đang cần nhân lực công nghệ? Theo nghiên cứu của Học viện Học tập và Làm việc, dưới một nửa (48%) nhà tuyển dụng tại Vương quốc Anh tin rằng những người trẻ tuổi rời bỏ việc giáo dục toàn thời với đầy đủ các kỹ năng số tiên tiến, điều này cho thấy sự mất kết nối cơ bản giữa hệ thống giáo dục của đất nước và nhu cầu của các DN Anh hiện nay.

Tất nhiên, theo ông Geoff Smith, nếu Vương quốc Anh tiếp tục cạnh tranh với như là một quốc gia công nghệ, điều quan trọng là phải tiếp tục khuyến khích nhiều người trẻ hơn tham gia các môn học STEM ở cấp phổ thông trung học (GCSE), A-Level (tương đương lớp 11 và 12 ở Việt Nam) và trong các chương trình giáo dục cao hơn (với số lượng ở tất cả các cấp đều đang giảm) để đảm bảo một dòng chảy ổn định của các chuyên gia công nghệ tham gia vào lực lượng lao động.

Và các trường đại học cần cho thấy có thể thích ứng với nhu cầu kỹ năng của lực lượng lao động trong tương lai để giúp thu hẹp khoảng cách. Nhưng để thực sự thúc đẩy sự thay đổi cần thiết trong kinh doanh ngày nay và tránh trở thành như các công ty Woolworths, Blockbuster hoặc Kodak tiếp theo, các tổ chức cũng không được bỏ qua việc phát triển các kỹ năng mềm trong đội ngũ của họ.

Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng đối với chuyển đổi số - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ: Internet

Các kỹ năng thiết yếu

Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết để phát triển trong thế giới sau đại dịch được ông Geoff Smith cho rằng các tổ chức, DN trong thời đại số cần quan tâm:

Sẵn sàng học hỏi

Có thể đây là kỹ năng mềm quan trọng nhất cần nuôi dưỡng vì các kỹ năng theo yêu cầu luôn thay đổi. Chuyên môn về một phần mềm hoặc ngôn ngữ lập trình cụ thể có thể cực kỳ có lợi, nhưng chu kỳ của một kỹ năng kỹ thuật hiện là 2,5 năm. Do đó, những người luôn háo hức tò mò và sẵn sàng học hỏi có cơ hội tốt hơn để duy trì sự phù hợp và giúp tổ chức của họ nhúng các công nghệ mới nhất vào hoạt động của họ.

Giao tiếp

Số hóa liên tục liên quan đến toàn bộ tổ chức. Nó không chỉ là về công nghệ, mà còn về con người và sự thay đổi văn hóa. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là đảm bảo mọi người có kỹ năng giao tiếp tốt. Từ giám đốc điều hành đến giám đốc tài chính, các nhóm cần có khả năng giải thích các quy trình phức tạp cho các bên liên quan trong toàn DNmột các h dễ dàng và tự tin để thúc đẩy thay đổi thực sự, lâu dài.

Tư duy phản biện

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, các tổ chức đã phải vượt qua hàng loạt thách thức mới. Thành công ở đây là nhờ vào tư duy phản biện và ra quyết định. Những người có tư tưởng phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Một nhóm những người có tư tưởng phản biện đa dạng, với các quan điểm và kinh nghiệm khác nhau, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ và tìm ra các giải pháp thực sự sáng tạo.

Sáng tạo

Sáng tạo thường được cho là kỹ năng chính đối với những nhà thiết kế và nhà văn. Nhưng một nhà phân tích dữ liệu sáng tạo có thể tạo tường thuật và kể những câu chuyện bằng dữ liệu truyền tải những phát hiện của họ sang một định dạng dễ hiểu cho các bên liên quan.

Sáng tạo có nghĩa là tư duy bên ngoài, vượt ra khỏi các quy trình truyền thống để tưởng tượng ra các giải pháp mới cho những thách thức của tổ chức. Hầu hết chúng ta đã phải suy nghĩ sáng tạo trong thời kỳ đại dịch để tìm ra những cách mới để làm việc hiệu quả khi ở nhà hoặc xoay quanh các phương pháp bán hàng. Những nhà tư tưởng sáng tạo sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động và dự án về phía trước bằng cách cung cấp những hiểu biết mới và lấy cảm hứng từ các xu hướng kỹ thuật số hiện tại.

Hợp tác

Không ai có thể tự mình tạo ra sự thay đổi thành công. Và ngay cả một ý tưởng xuất sắc cũng không thể được thực hiện nếu không có một đội ngũ mạnh. Những người áp dụng cách tiếp cận hợp tác sẽ có thể truyền đạt ý tưởng của họ cho nhiều bên liên quan, đảm bảo cả nhóm luôn sẵn sàng với các dự án chuyển đổi.

Khai thác tài năng từ đội ngũ

Tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 đã thay đổi thế giới như chúng ta đã biết và trong những hoàn cảnh đầy thách thức này, các DN đã nhanh chóng thích nghi với những cách thức làm việc mới, chấp nhận làm việc từ xa và trong nhiều trường hợp, đã đẩy nhanh nỗ lực chuyển đổi số của họ.

Tất nhiên, theo ông Geoff Smith, "Đam mê về công nghệ sẽ tiếp tục là một trong những kỹ năng được coi trọng nhất trong công việc, nhưng trong khi chưa kịp thời đáp ứng các kỹ năng số, các nhà tuyển dụng nên tìm kiếm những cá nhân cam kết không ngừng học hỏi và phát triển. Khi các dịch vụ và công nghệ số phát triển, các tổ chức cần những người sẵn sàng điều chỉnh kỹ năng của họ cùng với sự phát triển. Khai thác đội ngũ là quan trọng nếu các tổ chức muốn duy trì tốc độ dữ dội của sự thay đổi số mà chúng ta đã đang chứng kiến trong đại dịch"./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng đối với chuyển đổi số?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO