TẠP CHÍ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG SỐ 7 THÁNG 7/2021

Phát triển kinh tế số - Đâu là kịch bản, bước đi của Việt  Nam
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã xác định mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; năm 2030 chiếm 30% GDP.
  • Phòng, chống mua bán trái phép dữ liệu cá nhân và kinh nghiệm quốc tế
    Hiến pháp và Bộ luật Dân sự 2015 đều có quy định bảo vệ, bí mật và bất khả xâm phạm đối với “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” và “thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân”.
  • Phương pháp tiếp cận để xác định giá trị kinh tế số vào tăng trưởng GRDP các địa phương và GDP quốc gia
    Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, những khái niệm như là chuyển đổi số, kinh tế số xã hội số, đã lần đầu tiên được đề cập, những khái niệm này cũng được nhấn mạnh nhiều lần trong mục tiêu, quan điểm phát triển.
  • Kinh tế số trước các thách thức tấn công mạng và bài toán quản trị rủi ro ATTT tại doanh nghiệp
    Nền kinh tế số đang hình thành và thay đổi các quan niệm thông thường về cách các doanh nghiệp (DN) được cấu trúc; cách các công ty tương tác; và cách người tiêu dùng có được dịch vụ, thông tin và hàng hóa. Kinh tế số chính là sự phản ánh rõ nét nhất của sự dịch chuyển từ cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ ba sang cuộc CMCN lần thứ tư.
  • Nền kinh tế số cần một "liều vắc-xin" cho an ninh mạng!
    Khi chúng ta bước vào năm 2021, các chuyên gia tài chính đã dự báo tăng trưởng GDP sẽ tiếp tục đi lên bất chấp đại dịch toàn cầu COVID-19 đang diễn ra. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì nền kinh tế ngày nay chủ yếu được thúc đẩy bởi công nghệ. Trong mọi lĩnh vực - từ nông nghiệp đến chăm sóc sức khỏe - sự lan truyền mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số đã tạo ra một nền kinh tế phát triển mạnh.
  • Mobile Money là miếng ghép hoàn hảo để hệ sinh thái số ViettelPay bùng nổ
    Dù đang là ví điện tử tăng trưởng mạnh nhất tại thị trường Việt Nam về số lượt tải trong năm 2020, theo đại diện Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, việc Đề án thử nghiệm Mobile Money sẽ được phê duyệt sắp tới sẽ là miếng ghép hoàn hảo để hệ sinh thái số ViettelPay bùng nổ, khi mà đối tượng người dùng chưa có tài khoản ngân hàng đang chiếm đến 30% dân số, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh không nhỏ, bên cạnh sự hỗ trợ của những đơn vị khác hệ sinh thái chung của cả Tập đoàn Viettel.
  • Base hành trình từ một nền tảng non trẻ đến tham vọng "Go Global" và "cái bắt tay" với FPT
    Tại thời điểm năm 2016, khi còn là một công ty non trẻ, các giải pháp do Base phát triển gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận khách hàng. Nhưng những người tạo ra Base vẫn luôn tin rằng một ngày nào đó, công nghệ sẽ là tương lai của thế giới và những sản phẩm tốt nhất định sẽ được đón nhận.
  • Vận dụng mô hình phân tích SWOT và lý thuyết, kinh nghiệm phù hợp, nhằm phát triển kinh tế truyền thông ở Việt Nam
    Điều nan giải đối với cơ quan báo chí (CQBC) khi phải vận trù, tính toán kinh tế báo chí để tồn tại, phát triển là phải hài hòa cả tự chủ kinh tế với định hướng nội dung thông tin đúng, cần thiết, hấp dẫn.
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường thực hiện công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền
    Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  • Mô hình kiến trúc và công nghệ xây dựng kho dữ liệu dùng chung phục vụ phát triển chính phủ số
    Dữ liệu được đánh giá là trọng tâm phát triển của chính phủ số. Kho dữ liệu dùng chung đang được xác định như là một thành phần nền tảng trong kiến trúc chính phủ điện tử do các bộ ngành và tỉnh thành ban hành để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số chính phủ.
  • Hành vi ứng xử trên mạng xã hội và vấn đề sức khỏe người dùng
    Trong thời gian qua, sự phổ biến của mạng xã hội (MXH) đã tăng lên rất nhiều, đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, không chỉ đáp ứng mục tiêu cơ bản là kết nối, giao tiếp và tương tác trực tuyến mà còn cung cấp, cập nhật thông tin vào bất kỳ khung giờ nào trong ngày. Tuy nhiên, các hành vi ứng xử trên MXH cũng ảnh hưởng đến mọi người theo cách khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sử dụng và đặc điểm tính cách của người dùng.
  • An ninh mạng trong 5G và hậu 5G
    Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang chứng kiến các cuộc cách mạng lớn về công nghệ như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) hay truyền thông lượng tử. Khi hạ tầng số ngày càng đóng vai trò trong hạ tầng xã hội thì các giải pháp mới không chỉ làm thay đổi nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông ICT mà còn đưa ra góc nhìn và các thách thức mới liên quan tới vấn đề bảo mật và riêng tư của thông tin.
  • Rủi ro an toàn mạng từ mối đe dọa tấn công chuỗi cung ứng
    Sự kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng và thị trường đang thúc đẩy ngành logistics phát triển các chuỗi cung ứng thông minh, cấu hình lại chúng để có khả năng phục hồi, minh bạch và tốc độ cao hơn. Trong quá trình này, các chuỗi cung ứng tuyến tính truyền thống đang được chuyển đổi thành các mạng lưới chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, kỹ thuật số hơn và kết nối chặt chẽ hơn.
  • Chạy đua công nghệ số trong chống thảm họa, thiên tai
    Công nghệ kỹ thuật số đang biến đổi tương lai của việc cứu trợ thiên tai bằng cách ngăn chặn ngay từ đầu và nhanh chóng cứu sống nạn nhân trong khoảnh khắc vàng đầu tiên và hơn thế nữa, có thể giúp Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức nhân đạo giải quyết những thiếu sót trong quản lý rủi ro và thách thức trước khi thảm họa xảy ra.
  • "Tác dụng phụ" từ sự lệ thuộc vào kỹ thuật số do ảnh  hưởng của đại dịch
    Con người đang ngày càng phụ thuộc vào các dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát đại dịch COVID-19. Nhóm Bảo mật của IBM vừa mới đưa ra kết quả khảo sát hành vi người tiêu dùng trong suốt thời gian đại dịch, cũng như sự thay đổi hành vi tiêu dùng về lâu dài để đánh giá sự ảnh hưởng lên các thành phần của nền kinh tế, cũng như vấn đề an toàn an ninh mạng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO