Kinh tế số

Thanh toán số là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của du lịch địa phương

PV 14:18 02/11/2024

Không ít doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với rào cản khi chuyển đổi số, nhất là những tỉnh tiềm năng nhưng “ít được chú ý” như Quảng Bình. ‏Do đó, theo AppotaPay, thanh toán số sẽ là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của du lịch địa phương‏

‏Thanh toán số là bước thiết yếu để phát triển du lịch địa phương‏

‏97% người tiêu dùng Việt‏‏ ưu tiên thanh toán không tiền mặt tại các chuyến du lịch (theo khảo sát của Visa về thái độ thanh toán) đã cho thấy: việc ứng dụng công nghệ thanh toán số không chỉ nâng tầm trải nghiệm du khách một cách trọn vẹn, an toàn mà còn tối ưu hóa kiểm soát chi tiêu một cách hiệu quả.

423-202411021325381.png

Mặc dù còn nhiều rào cản, cơ hội phát triển du lịch tại các địa phương tiềm năng, đặc biệt là Quảng Bình - điểm đến hấp dẫn tại miền Trung, là rất lớn. ‏Song, với các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ tại địa phương, bài toán thanh toán số chưa bao giờ dễ giải.‏

‏Theo Cục Du lịch Quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu từ dịch vụ lưu trú tại Quảng Bình‏‏ đã vượt mốc 454 tỷ đồng, thu hút 4,24 triệu lượt khách nội địa và 120.000 lượt khách quốc tế.‏‏ Những con số ấn tượng này không chỉ phản ánh sức hấp dẫn mạnh mẽ của Quảng Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế, mà còn chứng minh tiềm năng phát triển bền vững của tỉnh. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Quảng Bình, với những hang động kỳ bí, bãi biển trong xanh và bãi cát hoang sơ, đang chờ đón du khách khám phá.‏

‏Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Việt Nam có hàng trăm điểm đến từ miền núi đến bờ biển, nhưng không phải địa phương nào cũng khai thác hiệu quả những lợi thế này. Việc áp dụng thanh toán số sẽ là một bước tiến quan trọng, giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút du khách một cách hiệu quả hơn.‏

Đầu tư vào hạ tầng thanh toán số, xây dựng mối liên kết bền vững với du khách

‏Khảo sát của Booking.com và Cốc Cốc chỉ ra rằng người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng ưu tiên đặt chỗ và thanh toán trước cho hầu hết các dịch vụ trong chuyến đi của họ. Cụ thể, tỷ lệ du khách chọn đặt trước dịch vụ ăn uống đã ‏‏tăng từ 25% năm 2023 lên 34%‏‏ trong năm 2024; ‏‏52% du khách‏‏ cho biết họ thường xuyên đặt vé máy bay trước để tìm kiếm mức giá hợp lý nhất.‏

423-202411021325392.png

‏Đáng chú ý, ‏‏42,6% du khách‏‏ quyết định đặt phòng trực tiếp với chủ sở hữu khách sạn hoặc homestay thay vì thông qua các đại lý trung gian. Điều này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng mà còn đặt ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp du lịch địa phương trong việc thích nghi theo xu hướng mới.‏

‏Để không bị tụt lại phía sau, Quảng Bình và các địa phương tiềm năng khác cần nhanh chóng đầu tư vào hạ tầng thanh toán số, xây dựng mối liên kết bền vững với du khách. Đây không chỉ là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch địa phương mà còn là bước đi chiến lược để khẳng định vị thế của các tỉnh trong bản đồ du lịch Việt Nam.‏

‏Hội thảo ‏‏"Chuyển Đổi Số Về Marketing - Thanh Toán Ngành Du Lịch‏‏" do AppotaPay phối hợp cùng Netin Travel tổ chức vào ngày 01/11 tại Quảng Bình, không chỉ giới thiệu các giải pháp thanh toán mà còn chia sẻ kinh nghiệm triển khai thanh toán số và marketing thực tiễn cho các doanh nghiệp du lịch địa phương.

ong-le-duc-anh-gd-marketing-appotapay-phat-bieu.jpg
‏Ông Lê Đức Anh: Chuyển đổi số trong thanh toán là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của du lịch địa phương.

‏‏Trong khuôn khổ Hội thảo, ngoài các hoạt động giao lưu và chia sẻ về những case study thực tế, AppotaPay còn giới thiệu các giải pháp thanh toán như ‏‏Cổng thanh toán đa quốc gia, Payment Link, và SmartPOS 2in1‏‏ - được “đo ni đóng giày” cho các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam.‏

‏Theo ‏‏ông Lê Đức Anh, Giám đốc Marketing của AppotaPay‏‏, đơn vị này không chỉ cung cấp công cụ thanh toán mà còn đang nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái bền vững nhằm hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch.‏

‏Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng Hội thảo vừa qua không chỉ là cơ hội để hơn 200 doanh nghiệp địa phương tiếp cận công nghệ tiên tiến mà còn là dịp để tạo dựng những mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau trong việc phát triển du lịch bền vững.‏

‏"Chuyển đổi số trong thanh toán là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của du lịch địa phương. AppotaPay tự hào là một phần không thể thiếu trong hành trình này, với sứ mệnh thúc đẩy thanh toán số và biến du lịch địa phương thành một ngành kinh tế mũi nhọn", ông Lê Đức Anh ‏‏khẳng định.‏

‏Những nỗ lực của AppotaPay trong việc thúc đẩy chuyển đổi thanh toán số cho ngành du lịch không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mà còn tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của du lịch Việt Nam.‏

‏Với hàng loạt giải pháp công nghệ tiên tiến và chiến lược hỗ trợ chuyển đổi số, AppotaPay đang làm việc cùng hơn 500 doanh nghiệp để tạo dựng một tương lai du lịch đầy triển vọng, nơi mọi trải nghiệm của du khách đều được tối ưu hóa và an toàn.‏/.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • FPT tiên phong về AI, vươn mình tạo dựng tương lai
    Với chiến lược và mục tiêu rõ ràng, FPT đã giành thắng lợi lớn trên hành trình phát triển bền vững. Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Hà Nội: Ứng dụng công nghệ số, triển lãm báo Xuân trực tuyến
    Thư viện quận Tây Hồ là thư viện công cộng đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội ứng dụng công nghệ số thực hiện triển lãm báo xuân, chủ động đưa văn hoá đọc tiếp cận gần nhất với người dân.
  • Công nghệ nhắn tin đang tác động đến Đông Nam Á như thế nào?
    Sự ra đời của điện thoại thông minh đã thay đổi giao tiếp theo nhiều cách. Đã qua rồi cái thời mà một người phải dựa vào kết nối mạng di động để gửi và nhận tin nhắn.
  • Quản lý dữ liệu và GenAI
    Sự trỗi dậy của AI tạo sinh (GenAI) giống như một bước ngoặt đối với các doanh nghiệp muốn thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân với tiềm năng chuyển đổi của GenAI.
  • Chiến lược quản lý dữ liệu chính MDM - “Nghĩ lớn, bắt đầu nhỏ, chuẩn bị sẵn sàng”
    Một chiến lược quản lý dữ liệu được xây dựng tốt có thể cải thiện năng suất, nâng cao độ chính xác của dữ liệu và tiết kiệm thời gian cho một tổ chức. Khi được thiết kế và triển khai đúng cách, nó đảm bảo chất lượng, tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu. Ngoài ra, nó đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu và giúp hợp lý hóa các quy trình nội bộ của tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Thanh toán số là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của du lịch địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO