Trong bối cảnh kinh tế trong nước đang bị suy giảm và thị trường CNTT nội địa gặp khó khăn, chủ trương đưa doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài của Bộ TT&TT đã mở ra không gian mới, giúp DN mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu.
Theo đại diện Công ty Smarthub Logistics Technology (SLT), đơn vị này đủ tự tin để giải quyết những bài toán cảng biển số ở Việt Nam. Hiện công ty đang có kế hoạch phối hợp để đưa giải pháp này ra nước ngoài, đầu tiên là trong khu vực Đông Nam Á.
Theo đại diện OplaCRM, khoản đầu tư từ GOSU sẽ giúp tận dụng những thế mạnh về game hoá ứng dụng (gamification), kinh nghiệm quốc tế, khi mà chinh phục thị trường nước ngoài sẽ là mục tiêu của công ty trong thời gian tới.
Để khai phá thị trường nước ngoài, doanh nghiệp (DN) Việt cần đi con đường riêng của mình và làm ngược lại với những đơn vị đã làm trước. Như cách FPT học tiếng Nhật để thành công ở Nhật Bản hay học tiếng Đan Mạch khi mở văn phòng tại quốc gia này.
Theo các chuyên gia, tuỳ theo từng sản phẩm mà startup Việt có thể chinh phục thị trường Việt Nam trước hay “go global” (đi ra nước ngoài) ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, startup Việt cũng cần có kế hoạch và sự chuẩn bị để hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
Không chỉ tại Việt Nam, Sconnect - đơn vị sở hữu bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo được nhiều khán giả ưa thích - đã đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại nhiều nước trên thế giới.
Bắc Giang đang đẩy mạnh nỗ lực kết nối, phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cao sản lượng tiêu thụ mùa vụ vải thiều năm 2022. Tỉnh cũng xúc tiến nhiều hoạt động chuyển đổi số (CĐS), hỗ trợ quảng bá nông sản của Bắc Giang trên hệ thống các ứng dụng, sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Ngày 13-10-202, tại Hà Nội, Chương trình đào tạo Camping Day dành cho các đội tham dự cuộc thi Tìm kiếm Giải pháp chuyển đổi số Quốc gia (Viet Solutions 2021) tập trung vào các chủ đề quan trọng cho các startup đã có sản phẩm hoàn thiện, bao gồm cách đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài và phương pháp thoái vốn.
Khẳng định sự nổi bật về công nghệ, tính năng trong tổng số 232 giải pháp dự thi tại Giải thưởng Chuyển đổi số 2020, MISA đã cùng lúc giành hai giải cho Phần mềm Quản lý nhà hàng, quán café MISA Cukcuk và Nền tảng quản trị doanh nghiệp (DN) hợp nhất MISA AMIS tại hạng mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tiêu biểu.
Ngày 22/06/2021, 3 tấn vải thiều Bắc Giang đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng đã được sàn Thương mại điện tử Vỏ Sò giao tận tay bà con kiều bào sống tại châu Âu. Đây là lần đầu tiên nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU qua mô hình "Thương mại điện tử (TMĐTT) xuyên biên giới" trên nền tảng "Make in Viet Nam".
Tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động truyền thống trong kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong phân phối tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), trong đó có vải thiều được coi là một trong những giải pháp quan trọng, hiện đại và hiệu quả.