"Thôn 5G": Nỗ lực chuyển đổi nông thôn và công nghệ cao của Trung Quốc

Hoàng Linh| 09/02/2021 11:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Chương trình này phù hợp với chiến lược phát triển "tuần hoàn kép" của Trung Quốc nhằm đạt được một nền kinh tế dựa trên đổi mới thay vì nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và đầu tư.

Zhongbu là "thôn 5G" đầu tiên của Thượng Hải

Khoảng 600 hộ gia đình trong thôn Trung Bộ (Zhongbu), trấn Triệu Hạng, quận Thanh Phố, cách Thượng Hải 30 km, có diện tích 3,67 km2 đã được đưa vào chương trình phủ sóng 5G để nâng cao tốc độ truyền tải. Các thiết bị đeo thông minh đã được trang bị cho những người lớn tuổi để thu thập được thông tin về nơi ở và tình trạng sức khỏe của họ.

Zhongbu là xã 5G đầu tiên của Thượng Hải (Ảnh: CK Tan/Reuters)

Một chủ cửa hàng tiện lợi ởZhongbu, cách trung tâm Thượng Hải khoảng 30km hỏi"5G làgì?". Hầu hết những người dânở xã này đều đãđiện thoại thông minh cósóng 4G".

Một người đàn ông lớn tuổi cho Nikkei Asia biết"Mắttôi kém. Tôi hầu như không sử dụng điện thoại 4G trừ khi tôi cần gọi cho con mình".

Chương trình phủ sóng 5G cấp thôn này là một phần trong những nỗ lực chuyển đổi nông thôn và công nghệ cao của Trung Quốc, mặc dù hầu hết người dân trong làng đều hài lòng với cơ sở hạ tầng hiện có. Đặcbiệt, theo một nghiêncứu chính sách được Học viện CNTT và Truyền thông Trung Quốc (CAICT), một đơn vịnghiêncứu, cố vấn chính sách, giải pháptrực thuộc Bộ Công nghiệp và CNTT, sự phát triển 5G dự kiến sẽ tăng tốc trong vòng 2-3 năm tới.

Chươngtrình này phù hợp với chiến lược phát triển "tuần hoàn kép" của TrungQuốc nhằm phát triển một nền kinh tế dựatrên đổi mới thayvì nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và đầu tư.

Theo dữ liệu chính thứccủa nước này,Trung Quốc có tỷ lệ sửdụng điện thoại di động cao. Ba nhà mạnglớn nhất của TrungQuốc có tổng cộng 1,6 tỷ người dùng tính đến cuối tháng 11/2020, trongđó có 1,292 tỷ người dùng 4G. Nhưng các công ty trong ngành muốn 5G trở thành mạng tiêu chuẩn cho điện thoại thông minh, đápứng tốc độ tải xuống nhanh hơn và mang lại cáclợi thế cho các lĩnh vực như lĩnhvực chăm sóc sức khỏe trực tuyến.

Các cánbộ ở thôn Zongbu chohay khoảng 30 tính năng mớidựatrên 5G đãđược cài đặt, bao gồm cả thiếtbị theo dõi khói và camera giám sát, sẽ giúp xã "không có kẻ trộm".

Mộtngười phụ nữ trong xã tên là Shi cho biết: "Tôi có thể cân nhắc nâng cấp lên điện thoại 5G để giải trí trong tương lai".

Trongkhi đó, theo thông tin đưa trên kênh truyền hình của Trung Quốc, một phụ nữ khác trong thôn Zhongbu cho biết: "Với thiết bị đeo tay thông minh hỗ trợ 5G, mẹ tôi có thể thông tin cho tôi bất cứ lúc nào".

Những chiếc thùng rác tái chế ở Zhongbu chỉ có thể được mở sau khi quét mã QR bằng điện thoại di động. Người dùng có thể quét mã gom điểm để đổi lấy tiền mặt. Việc này thúc đẩy thói quen tái chế của người dân. (Ảnh: CK Tan)

Triển khai 5G rộng khắp để hiện thực hóa giấc mơ

Mặc dù các thành phố như Bắc Kinh và Thâm Quyến có phủ sóng 5G đầy đủ, nhưng hầu hết các ứng dụng di động mới được tối ưu hóa cho các thiết bị 4G. Mặc dù vậy, sẽ có 650 triệu người dùng 5G ở Trung Quốc vào năm 2023, tăng từ 160 triệu vào năm 2020, theo ước tính của Daxue Consulting tại Thượng Hải.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới với hơn 700.000 trạm gốc 5G được lắp đặt tại 300 thành phố kể từ lần triển khai đầu tiên vào năm 2019. 600.000 trạm gốckhác sẽ được lắpđặt thêm trong năm nay, sử dụng một phần nguồn kinh phí trong ngân sách 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (185 tỷ USD) của nước nàyđể xây dựng mạng 5G đến năm 2025, theoCAICT.

Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong số 10 triệu trạm gốccần thiết để phủ sóng toàn quốc, theo ước tính của China Unicom Research.

Mặc dùphạm vi phủ sóng chưarộng và ứng dụngcòn hạn chế nhưng các lôhàng điện thoại thông minh 5G xuất bán vẫn tiếp tục tăng, chiếm 51% trong tổng số 281 triệu thiết bị được bán ra trong 11 tháng đầu năm 2020.

Thomas Zhang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Uzabase, một công ty truyền thông Nhật Bảnở Thượng Hải, cho biết: "Thôn 5G là một ví dụ điển hình về các ứng dụng 5G".

CAICT cho biết khoảng 80% ứng dụng 5G sẽđược thiết lập để triển khai trong những năm tới sẽ nhắm vào ngành nghề, phần còn lại tập trung vào người tiêu dùng. Các nhà kinh tế kỳ vọng cácthiết bị bán dẫn, thông minh và xe tự hành nằm trong số các lĩnh vực liên quan đến 5G sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang cố gắng tránh tác động của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các công ty công nghệ của nướcnày, đặc biệt là Huawei Technologies và ZTE.

Báocáo của Nomura cho biết các công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với các rào cản đối với các công nghệ nước ngoài tiên tiến nhất, ngay cả dưới thời chính quyền Tổngthống Mỹ mới. "Về lâu dài, Huawei và các công ty công nghệ khác ở Trung Quốc sẽ phải tạo ra đột phá trong các công nghệ tiên tiến, ví dụ như mmWave, để hỗ trợ nâng cấp mạng 5G".

Trước sức ép này, Huawei và ZTE đã tập trung vào các dự án 5G trong nước, chiếm gần 90% thị phần. Alibaba sẽ đầu tư 200 tỷ nhân dân tệ trong 3 năm và Tencent sẽ chi 500 tỷ nhân dân tệ trong thời gian 5 năm để cải thiện các dịch vụ liên quan đến 5G, xây dựng trung tâm dữ liệu mới, phát triển chip và thiết bị, theo CAICT.

Mở rộngcông nghệ 5G đến các thành phố và xem cáccông nghệ như một phần của chính sách hiện đại hóa các làng là một trong những mục tiêu phát triển của chính phủTrung Quốc.

"Từ góc độ chiến lược, chỉ khi tiếpđược sức mạnh cho khu vực nông thôn thì giấc mơ hiệnđại hóa đất nước mới có thể thực hiện được", Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị công tác nông thôn ngày 28/12/2020.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
"Thôn 5G": Nỗ lực chuyển đổi nông thôn và công nghệ cao của Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO