Thúc đẩy doanh nghiệp ngành TT&TT phát triển mạnh mẽ giai đoạn 2021 - 2025

HL| 18/05/2021 16:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ TT&TT đã đề ra nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phát triển với việc ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác hỗ trợ DN ngành TT&TT năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025.

Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Ban Chỉ đạo trong việc đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện các chính sách, pháp luật nhằm hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của DN Ngành TT&TT.

Kế hoạch cũng nhằm phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo trong việc tham mưu, tư vấn cho Bộ TT&TT trong việc thực hiện các chiến lược quốc gia của Ngành: Chiến lược Hạ tầng số, Chiến lược Hạ tầng Bưu chính, Chiến lược Phát triển DN công nghệ số Việt Nam, Chiến lược Chính phủ số, Chiến lược Kinh tế số và xã hội số, Chiến lược An toàn không gian mạng quốc gia, Chiến lược Chuyển đổi số (CĐS) báo chí góp phần để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Đề ra nhiều hoạt động cụ thể hỗ trợ DN TT&TT giai đoạn 2021 - 2025 - Ảnh 1.

Kế hoạch đề ra các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho DN trong các lĩnh vực, bao gồm: Bưu chính; Viễn thông; Công nghiệp CNTT, ĐTVT; An toàn thông tin (ATTT); Ứng dụng CNTT; Báo chí; Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT); Xuất bản, in và phát hành và công tác xây dựng chính sách pháp luật trong Ngành TT&TT và công tác quản lý DN.

Các lĩnh vực và nội dung hành động đều có định hướng/chỉ tiêu phát triển, Các cơ chế, chính sách điều chỉnh, bổ sung để hỗ trợ DN; những hỗ trợ các DN phát triển, tạo thị trường để lĩnh vực; Giải đáp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của DN thường xuyên, hàng tháng, hàng quý, thông qua các Hội nghị… Các lĩnh vực sẽ hình thành, phát triển các DN có thương hiệu mạnh để dẫn dắt, phát triển thị trường, hội nhập thế giới.

Đề ra nhiều hoạt động cụ thể hỗ trợ DN TT&TT giai đoạn 2021 - 2025 - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ TT&TT về chiến lược phát triển ngành TT&TT ngày 11/5/2021 (Ảnh: VGP)

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây về định hướng chiến lược cho ngành TT&TT phát triển, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đa số các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ liên quan tới hạ tầng, là nền tảng nên phải đi trước, Bộ đặt mục tiêu đưa các lĩnh vực này vào top khoảng từ 30 - 50 của thế giới vào năm 2025.

Bộ trưởng đề cập nhiều việc cần làm trong thời gian tới, đó là sửa Luật Bưu chính theo hướng là hạ tầng kinh tế số; sửa Luật Viễn thông với trọng tâm là hạ tầng số; sửa Luật Giao dịch điện tử theo hướng bổ sung kinh tế số.

Cùng với đó, tập trung xây dựng các chiến lược như chiến lược phát triển bưu chính; chiến lược hạ tầng số; chiến lược Chính phủ số; chiến lược an toàn không gian mạng Việt Nam, trọng tâm là không gian mạng an toàn và sạch; chiến lược quốc gia về kinh tế số, xã hội số; chiến lược quốc gia về phát triển DN công nghệ số Việt Nam.

Bộ sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, mọi cán bộ, công chức làm việc trên các nền tảng số để dữ liệu được cập nhật tự động, cấp dưới không cần báo cáo cấp trên và giám sát được hoạt động của các bộ, ngành và địa phương. Chỉ đạo xây dựng các nền tảng CĐS cho từng lĩnh vực kinh tế - xã hội…

Bộ cũng xây dựng chiến lược CĐS trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, thay đổi cách làm báo, làm sách trên môi trường số. Hình thành một số cơ quan báo chí, xuất bản chủ lực. Xây dựng kênh truyền hình quốc tế. Mỗi năm xuất bản một số đầu sách có giá trị cao, tạo sức lan tỏa toàn quốc. Quản lý các nền tảng mạng xã hội và quảng cáo xuyên biên giới, trọng tâm là hoàn thiện thể chế.

Tại cuộc họp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh một nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ TT&TT cần thực hiện là coi trọng hơn nữa công tác xây dựng thương hiệu và bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, đặc biệt với các DN trong ngành.

Thủ tướng đề nghị Bộ xây dựng cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển, đặc biệt là cho phát triển hạ tầng chiến lược và các ngành mũi nhọn. Không trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, phát huy tinh thần tự lực tự cường, vươn lên từ bàn tay, khối óc của mình, "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể".

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, xây dựng và dẫn dắt thực hiện chiến lược CĐS quốc gia tổng thể, toàn diện, xây dựng Việt Nam số là nhiệm vụ chuyên môn lớn của Bộ.

Bưu chính chuyển dịch thúc đẩy kinh tế số

Với kế hoạch hoạt động được phê duyệt, lĩnh vực bưu chính sẽ chuyển dịch từ chuyển phát thư, báo trở thành hạ tầng vật chất làm nền tảng quan trọng cho nền kinh tế số của thương mại điện tử (TMĐT).

Theo đó, Ban chỉ đạo sẽ tạo môi trường pháp lý và định hướng, dẫn dắt, đặt hàng các DN công nghệ, DN công nghệ bưu chính xây dựng các nền tảng bưu chính thông minh để bảo đảm chuỗi cung ứng bưu chính và logistics hiệu quả. Các nền tảng ứng dụng trong lĩnh vực bưu chính được xây dựng, trong đó có nền tảng Mã địa chỉ-Vpostcode, tiến tới nền tảng "bản đồ số" được hoàn thiện. Một số công ty bưu chính lớn sẽ được hình thành làm nòng cốt cho phát triển mạng lưới bưu chính vươn đến tận hộ gia đình, thôn, bản trên cơ sở hoàn thiện nền tảng "địa chỉ số".

Viễn thông lọt top 50 về chỉ số IDI

Để viễn thông Việt Nam vào danh sách 50 nước dẫn đầu trên thế giới về chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), hạ tầng số sẽ được thúc đẩy thu hút đầu tư thông qua các giải pháp, trong đó, có việc xây lắp chung hạ tầng, sử dụng chung hạ tầng, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào hạ tầng số mới; Lập kế hoạch phát triển hạ tầng số, thúc đẩy triển khai 5G theo pha.

Thiết bị viễn thông phải nghiên cứu sản xuất trong nước, triển khai mạng vô tuyến theo tiêu chuẩn OpenRAN, đặc biệt kế hoạch nêu rõ thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối "Make in Viet Nam" để thúc đẩy chuyển đổi máy 2G/3G lên máy smartphone (hỗ trợ 4G/5G)…

Công nghiệp CNTT, ĐTVT phát triển nhanh, bền vững

Lực lượng DN công nghệ số thuộc lĩnh vực CNTT, điện tử Viễn thông (DDTVT) phải được hình thành lớn mạnh, sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam phải được đa dạng giải quyết bài toán Việt Nam từ đó đi ra thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Để thúc đẩy các DN, sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam trong lĩnh vực này, Cổng công nghiệp CNTT, ĐTVT sẽ được duy trì, vận hành cùng với việc tổ chức giải thưởng tuyên dương các DN tiêu biểu. Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương mại, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và hỗ trợ xuất khẩu của DN.

Tăng trưởng doanh thu cho sản phẩm ATTT nội địa

Đảm bảo ATTT đang được chú trọng nhất là khi Việt Nam đẩy mạnh CĐS. ATTT sẽ phải tăng trưởng doanh thu sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng nội địa đạt 20-25% hàng năm, các DN vừa và nhỏ (SME) phải được đảm bảo với mức chi phí thấp, sản phẩm với tính năng bảo vệ cơ bản, dễ sử dụng.

Cùng với đó là phổ cập sử dụng sản phẩm ATTT thiết yếu cho người dân (phần mềm phòng, chống mã độc, bảo vệ dữ liệu; phần mềm hỗ trợ, bảo vệ trẻ em) với giá thành rẻ, phù hợp sử dụng rộng rãi. Theo đó, lĩnh vực ATTT Việt Nam cần tập trung thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả đối với 12 sản phẩm an toàn, an ninh mạng tiêu biểu thông qua nhiều hoạt động cụ thể, đánh giá đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật.

Phát triển các nền tảng số đáp ứng DN, người dân

Lĩnh vực ứng dụng CNTT đẩy nhanh tiến trình CĐS quốc gia trên cả 3 trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số theo Chương trình CĐS quốc gia, trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực phải cải thiện xếp hạng quốc gia về CPĐT, Chính phủ số.

Để đạt các mục tiêu, lĩnh vực thực hiện Chương trình hỗ trợ DN vừa và nhỏ CĐS: thúc đẩy sự phát triển của các nền tảng số Make in Vietnam, hỗ trợ các SME, các DN siêu nhỏ.

Hỗ trợbáo chí ứng dụng công nghệ

Lĩnh vực này được định hướng chủ động ứng dụng CNTT, đẩy mạnh việc sử dụng các ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ rà quét, cập nhật có trọng tâm, trọng điểm nội dung trên mạng nội bộ cũng như kết nối trục liên thông văn bản quốc gia.

Các cơ chế, chính sách điều chỉnh, bổ sung để hỗ trợ DN gồm công tác chỉ đạo, quản lý báo chí và triển khai các giải pháp về phát triển báo chí, ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong hoạt động báo chí.

Lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT)

Để lĩnh vực này, các cơ chế, chính sách quan trọng sẽ được điều chỉnh, bổ sung để hỗ trợ DN gồm: đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016 (những quy định về PTTH), trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính cho DN trong lĩnh vực PTTH trả tiền.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ xây dựng, hoàn thành Quy hoạch mạng lưới PTTH&TTĐT; Xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật về phát thanh số; Xây dựng dự thảo Định mức kinh tế, kỹ thuật đo lường khán giả truyền hình; Sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP, đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính hỗ trợ cho DN hoạt động; Trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo sẽ hỗ trợ các DN trong nước không bị quảng cáo xuyên biên giới chiếm lĩnh không gian mạng...

Phát triển các DNxuất bản, in và phát hànhcó thương hiệu mạnh

Để thực hiện lĩnh vực xuất bản được xây dựng thành một ngành công nghiệp nội dung hiện đại, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công kết hợp thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển lĩnh vực xuất bản.

Lĩnh vực in sẽ huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm sẽ thu hút tối đa nguồn lực xã hội đầu tư phát triển phát hành xuất bản phẩm, kết hợp phát triển hệ thống phát hành xuất bản phẩm truyền thống với TMĐT, bưu chính, logistics...

Hỗ trợ, phát triển các DN hoạt động có hiệu quả

Để hỗ trợ các DN TT&TT phát triển, công tác quản lý DN của Bộ được xác định là tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển các DN hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực ngành, nghề đăng ký hoạt động.

Các DN được hỗ trợ phát triển, tạo thị trường gắn với Chương trình CĐS quốc gia và các nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước đối với DN TT&TT; Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý kinh tế số theo các nhiệm vụ được giao tại Thông báo kết luận số 18/TB-TBKL ngày 18/02/2021 bao gồm 4 nhiệm vụ để thúc đẩy kinh tế số.

Như vậy, với những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, tinh thần làm việc, chủ động, tích cực của Bộ TT&TT, DN TT&TT sẽ phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo.

Bài liên quan
  • Thách thức của báo chí truyền thống trong thời đại công nghệ số
    Trước sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các nền tảng công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT),... và nhất là các loại hình mạng xã hội, báo chí truyền thống toàn cầu hiện nay đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Nền tảng để Việt Nam tham vọng thành công trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và AI của Việt Nam. Việc kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi mạch và ứng dụng thực tiễn là nhiệm vụ then chốt.
  • Những thách thức và rào cản khi doanh nghiệp ứng dụng GenAI
    Mặc dù GenAI mang lại nhiều giá trị, việc ứng dụng công nghệ này vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn.
  • Ako Dhông - Hơi thở buôn làng giữa lòng Ban Mê
    Ako Dhông hiện còn 33 căn nhà dài. Cộng đồng người Ê Đê ở đây đã xây dựng nó trở thành buôn làng du lịch cộng đồng đẹp đẽ và giàu có nhất của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột.
  • Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước
    Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò là một trụ cột trong nền ngoại giao Việt Nam, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.
  • Nhận diện và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
    Nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động rất cần thiết để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp bảo vệ vững chắc tư tưởng Đảng.
  • Mối quan hệ đang "nồng ấm" giữa báo chí và chuyển đổi số
    Sự ra đời của công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc ngành báo chí, báo hiệu sự chuyển đổi từ các hình thức truyền thống của báo in và phương tiện phát sóng.
  • Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
    Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
  • Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024
    Tối 13/12/2024, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình Vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, hệ sinh thái cho lĩnh vực media: Sigma OTT của Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ số được vinh danh.
  • Chuyển đổi số với báo chí đa nền tảng và bài toán nhân lực
    Khi báo chí đa nền tảng là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí ngày càng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chặt hơn với các cơ sở đào tạo uy tín, thậm chí mời sinh viên về tòa soạn để vừa đào tạo, vừa thực hành là những giải pháp mà một số cơ quan báo chí đã áp dụng và cho hiệu quả ban đầu.
Thúc đẩy doanh nghiệp ngành TT&TT phát triển mạnh mẽ giai đoạn 2021 - 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO