Nói về Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021-2030, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Lê Xuân Định nhấn mạnh sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng trong xu thế hội nhập và cuộc CMCN 4.0.
Chuyển đổi số (CĐS) đóng vài trò đặc biệt quan trọng, giúp doanh nghiệp (DN) chuyển hóa hoạt động và quá trình vận hành từ thụ động với những diễn biến trên thị trường sang tâm thế chủ động theo dõi diễn biến của thực tế, dự báo những gì sẽ xảy ra, từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn, kịp thời.
Với chủ đề "Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững" Hội nghị được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 được tổ chức vừa qua tại Hà Nội.
Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2021-2030, số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10%-15%, đồng thời, có ít nhất 100 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia có vai trò rất quan trọng bởi lẽ nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, việc triển khai Nghị định số 31/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại, nhằm hỗ trợ họ vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra là rất cần thiết. Do đó, để chính sách đi vào cuộc sống cả hệ thống cần phải vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu vùng, có hiệu lực từ 1/7/2022. Việc tăng lương tối thiểu vùng ngay từ ngày 1/7 là đúng đắn và rất cần thiết, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực to lớn của Chính phủ trong việc đáp ứng nguyện vọng của hàng triệu lao động, bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Bối cảnh mới đang đặt ra những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, và tăng năng suất lao động được coi là điều kiện quan trọng để bảo đảm tăng trưởng bền vững. Trong đó, CMCN 4.0 có thể mang tới cơ hội gì để có thể nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và năng suất lao động quốc gia nói chung.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả thế giới tăng cao.
Theo các chuyên gia kinh tế, khi các động lực tăng trưởng kinh tế đã dần tới hạn, khi cách thức tăng trưởng cũ (chủ yếu dựa vào việc gia tăng vốn đầu tư, thâm dụng lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên...) đã không còn phù hợp, thì đòn bẩy cho tăng trưởng bền vững chính là vấn đề tăng năng suất.
Trả lời phỏng vấn TBTCVN, Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Inteco cho rằng, Bộ Tài chính được đánh giá rất cao trong khối các bộ, ngành về ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp. Để chớp những cơ hội mới, chúng ta cần phải sử dụng chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, chuyển đổi số (CĐS) được xem là xu hướng tất yếu nếu các doanh nghiệp (DN) muốn phát triển và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Thời gian qua, một số DN tại Bình Phước đã bắt đầu ứng dụng các giải pháp CNTT, tự động hóa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).
Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất và chất lượng (NSCL) sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030. Đây được coi là cú huých mới hỗ trợ DN trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của DN.