Truyền thông

Tìm giải pháp tối ưu hóa AI trong hoạt động báo chí, truyền thông

Trường Thanh 13/03/2024 19:24

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng trong thế giới thông tin hiện đại. Nhưng cần tìm ra những cách tiếp cận đúng đắn, đảm bảo rằng công nghệ hay AI được áp dụng một cách đúng đắn, tin cậy và có lợi cho cả người sử dụng và xã hội.

Ngày 13/3, tại Hà Nội, Global PR Hub, hãng tin Reuters và MGID phối hợp cùng Hội Nhà báo Việt Nam, tổ chức Hội thảo chuyên đề “Tương lai của Báo chí và Trí tuệ nhân tạo”. Hội thảo nhằm tìm giải pháp tối ưu hóa AI trong hoạt động báo chí tại Việt Nam.

tc.jpg
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân Lê Quốc Minh và các đại biểu tham dự Hội thảo.

Trải qua hai thập kỷ, báo chí đã chứng kiến sự biến đổi to lớn do ảnh hưởng của công nghệ và môi trường truyền thông mới. Các tòa soạn đang đối mặt với nhiều thách thức khi độc giả dần chuyển sang việc đọc tin trực tuyến và trên các thiết bị di động.

Để thích nghi và tiếp tục phát triển, báo chí cần tìm hiểu và áp dụng các công nghệ mới như AI, thực tế tăng cường (AR) và báo chí tự động, đồng thời tìm cách kết nối với độc giả một cách hiệu quả hơn.

Tiềm năng lớn của ứng dụng công nghệ đối với nghề báo

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân Lê Quốc Minh cho biết: Việc sử dụng AI diễn ra rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là báo chí trong thời gian qua. AI bây giờ đã bước sang một giai đoạn mới, được dùng vào rất nhiều việc như tạo ra các tóm tắt, các câu hỏi trả lời, tạo ra hình ảnh, dịch tự động…

Công nghệ ngày nay là đồng minh rất quan trọng để tạo ra báo chí chất lượng cao. Ngay cả ở những cơ quan báo chí ở những quốc gia nhỏ cũng được lợi rất nhiều từ việc này. Đây là tiềm năng rất lớn đối với thế giới, đặc biết là đối với nghề báo”.

dsc_8086.jpg
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân Lê Quốc Minh phát biểu.

Bên cạnh lợi thế, AI cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Sử dụng AI như một trào lưu, như một “mốt” cũng đã được đề cập rất nhiều. Đôi khi, chúng ta chỉ nhìn thấy lợi thế của AI mà chưa nhìn ra rủi ro nó mang lại và tác động đến.

Tuy nhiên, ông Lê Quốc Minh cho rằng, xu hướng sắp tới, nếu đặt câu hỏi lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên thì hầu như các cơ quan báo chí đều cho rằng đầu tư vào AI là rất quan trọng.

Thế nhưng, chỉ có 34% cơ quan báo chí lạc quan cho rằng AI tạo sinh sẽ mang lại cơ hội và 8% được hỏi thì không lạc quan tí nào. Có 67% cơ quan báo chí cho rằng không được chuẩn bị tốt để đón bắt những cơ hội mà AI mang lại.

“Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công nghệ nói chung và AI nói riêng trong thế giới thông tin hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề nhân văn và đạo đức. Tôi hy vọng qua Hội thảo lần này, chúng ta sẽ tìm ra những cách tiếp cận đúng đắn, đảm bảo rằng công nghệ được áp dụng một cách đáng tin cậy và có lợi cho cả người sử dụng và xã hội”, ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh.

Cũng tại Hội thảo, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus Nguyễn Hoàng Nhật đã nêu việc ứng dụng AI trong hoạt động báo chí tại Việt Nam hiện nay như: Tự động hóa các khâu sản xuất tin tức (viết tin, tóm tắt tin, đặt tít, chọn từ khóa...); dùng AI để hiểu độc giả (độc giả là ai? ở đâu? muốn gì?); dùng AI để sản xuất podcast, video và các sản phẩm đa phương tiện khác…

nh-nhat.jpg
Ông Nguyễn Hoàng Nhật chia sẻ thực trạng ứng dụng AI trong hoạt động báo chí tại Việt Nam hiện nay.

Ông Nguyễn Hoàng Nhật dẫn chứng, cụ thể, Báo Thanh Niên đã sử dụng AI hỗ trợ sắp bài tự động trên trang chủ, gợi ý tin liên quan dựa theo hành vi của độc giả. VnExpress sản xuất podcast, tin tổng hợp, lọc bình luận của độc giả, kiểm tra từ khóa trong bài viết. Báo điện tử VietnamPlus dùng AI để tạo ảnh minh họa, trực quan hóa dữ liệu, sản xuất podcast trên nền tảng loa thông minh…

Ông Nguyễn Hoàng Nhật cũng đề cập đến những thách thức của báo chí trong tối ưu hóa AI bởi các khung khổ pháp lý chưa hoàn thiện để hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đa phần các cơ quan báo chí chưa chủ động về mặt công nghệ, trong khi đó, chi phí dành cho nghiên cứu phát triển quá lớn.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm xung quanh việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là AI trong báo chí truyền thông. Đồng thời, các chuyên gia đề xuất các giải pháp sáng tạo để ngành báo chí có thể tiến xa hơn trong thời đại số hóa. Từ đó, những câu chuyện về công nghệ đang tác động tới báo chí sẽ được mở ra, đi sâu vào những xu hướng công nghệ mới và tiềm năng của AI trong tương lai của ngành báo chí và truyền thông.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chia sẻ các giải pháp nhằm tăng trải nghiệm độc giả qua AR và báo chí tự động, tối ưu hóa quy trình sản xuất tin tức bằng AI..., trong khi không làm mất tính “con người” và sự đa dạng của nội dung.

Bà Lê Mai Anh, Giám đốc Điều hành Global PR Hub chia sẻ: Hội thảo là cơ hội để các nhà lãnh đạo và chuyên gia trong ngành báo chí và truyền thông tại Việt Nam cùng nhau ngồi lại, tìm ra những cơ hội và giải pháp mới trong thời đại của công nghệ và AI, kết nối tới khán giả một cách hiệu quả hơn.

lm-anh.jpg
Bà Lê Mai Anh, Giám đốc Điều hành Global PR Hub phát biểu.

Ra mắt cáo cáo Toàn cảnh Báo chí Truyền thông Việt Nam 2023 - 2024

Tại sự kiện, Báo cáo Toàn cảnh Báo chí Truyền thông Việt Nam 2023 - 2024 với hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh chính thức được giới thiệu, là nguồn thông tin chuyên môn hữu ích cho người làm truyền thông.

Ấn phẩm được Global PR Hub thực hiện phối hợp cùng MGID, với sự cố vấn chuyên môn từ Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA)./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp tối ưu hóa AI trong hoạt động báo chí, truyền thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO