Trẻ em Việt Nam thường truy cập những trang web nào?

HL| 07/04/2021 08:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Số liệu từ báo cáo của Kaspersky cho thấy đại dịch đã có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động trực tuyến của trẻ em tại Việt Nam.

Khi đại dịch bùng nổ trên toàn cầu năm 2020, công nghệ càng trở nên hữu ích với mọi người. Và khi đó, nhiều người dùng Việt bao gồm cả trẻ em nhận thấy máy tính không chỉ là phương tiện giải trí, mà còn là công cụ học tập, giao tiếp và phát triển bản thân.

Trẻ em Việt Nam thường truy cập những trang web nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn; Internet)

Cũng vì lý do dịch bệnh, trẻ buộc phải học qua hình thức trực tuyến và ít truy cập vào các trang trò chơi hơn kể từ tháng 2/2020. Mạng xã hội cũng ghi nhận sự sụt giảm trong giai đoạn hè, từ 40,4% vào tháng 6 xuống 28,99% vào tháng 8.

Đáng lưu ý, mua sắm trực tuyến lại có sự dao động mạnh: giảm từ 8,8% vào tháng 2/2020 xuống 4,69% vào tháng 5 và tăng trở lại vào tháng 9 với 9,29%.

Nhìn chung, trẻ em tại Việt Nam truy cập chủ yếu vào những trang web về phần mềm, âm nhạc và video (41,59%), mạng xã hội (36,62%), trò chơi máy tính (8,17%), thương mại điện tử (7,26%) và tin tức (4,33%).

Trẻ em tại Việt Nam truy cập những trang web nào? - Ảnh 1.

Mức độ quan tâm của trẻ em Việt Nam đối với mạng xã hội, thương mại điện tử và trò chơi máy tính từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2020

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky Đông Nam Á nhận định: "Trẻ em ngày nay sinh ra trong thế giới đã có Internet, máy tính và thiết bị di động, và đã có tiếp xúc, tương tác với công nghệ từ rất sớm. Dưới tác động của đại dịch, tính gắn kết của trẻ với công nghệ càng tăng mạnh dù trong học tập hay giải trí. Vì trẻ sống trong thời đại của công nghệ, trách nhiệm của chúng ta là đảm bảo trẻ có được môi trường an toàn để học tập và phát triển, và để bảo vệ trẻ trước những nội dung không phù hợp đang tràn lan trên môi trường mạng".

Làm cha mẹ là một thiên chức cao cả nhưng lại không hề dễ dàng. Bắt nạt, mất ngủ, sức khỏe tâm lý,… là những vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, khiến các bậc phụ huynh gặp nhiều khó khăn hơn. Theo nghiên cứu từ Kaspersky, 84% bậc cha mẹ trên thế giới lo lắng về sự an toàn khi trực tuyến của con mình.

Năm 2020, Kaspersky đã ngăn chặn cố gắng của trẻ để truy cập vào các trang web có nội dung độc hại như khiêu dâm (0,5%), phân biệt đối xử (0,24%), vũ khí (0,05%), cá cược (0,05%) và ma túy (0,02%).

Ông Yeo Siang Tiong cho rằng: "Chúng ta sẽ không thể xóa bỏ sự tồn tại của các tệ nạn trên Internet, như khiêu dâm, cờ bạc, nội dung xung quanh sự căm thù và phân biệt đối xử và thậm chí cả việc sử dụng vũ khí hoặc ma túy, cũng như không thể ngăn chặn hoàn toàn việc trẻ em tiếp xúc với chúng khi chúng tiếp tục phát triển độc lập. Tuy nhiên, ngoài việc đặt ra các biện pháp an toàn mạng phù hợp cho con cái, chúng ta cũng có thể giáo dục để con trẻ hình thành sự hiểu biết và công nhận lành mạnh về những tệ nạn này và hướng dẫn con khi con bắt đầu nhận thức được việc sử dụng Internet".

Để giúp các gia đình bảo vệ con cái trước các mối đe dọa mạng khác nhau, cácbậc cha mẹ được khuyến nghị cầntrò chuyện cởi mở cùng con cái về thói quen trực tuyến an toàn; Thảo luận cùng con về các cơ hội cũng như những mối nguy hiểm đang ngụy trang dưới lớp vỏ an toàn; Giúp con tìm kiếm những thứ con cần một cách an toàn; Cân bằng hoạt động trực tuyến và thực tế của con. Cố gắng thuyết phục con không trực tuyến khi làm bài tập và vào buổi tối muộn.

Chamẹ có thể chia sẻ những vấn đề cha mẹ gặp phải khi trực tuyến nếu có, để con trẻ có thể rút ra bài học và nhờ sự trợ giúp của cha mẹ khi cần thiết.

Theo các chuyên gia, việc ngăn cấm con kết nối với bạn bè là không thể, nhưng cần nhắc nhở con cẩn thận khi giao lưu cùng các bạn trên thế giới ảo, tìm hiểu các mối quan tâm của con. Kaspersky Safe Kidscó thể cung cấp báo cáo về các mối quan tâm này. Ứng dụng sẽ phân tích hoạt động tìm kiếm trực tuyến của trẻ và quản lý thời gian sử dụng thiết bị mà không can thiệp vào không gian riêng tư của con.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Trẻ em Việt Nam thường truy cập những trang web nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO