Triển khai ứng dụng 1022 để tiếp nhận hỗ trợ của người dân gặp khó khăn tại TP. HCM

Vinh Hồng| 29/08/2021 21:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Sở TT&TT TP. HCM phối hợp cùng Zalo triển khai ứng dụng Zalo 1022 để tiếp nhận, xử lý thông tin yêu cầu hỗ trợ của người dân khi gặp khó khăn.

Để đối phó với đại dịch Covid-19 kéo dài và phức tạp, tại TP .HCM trong suốt thời gian qua, đã và đang có nhiều sáng kiến, sản phẩm, giải pháp nhằm tháo gỡ những trở ngại, trợ giúp người dân vượt qua khó khăn do phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, trong đó, công nghệ luôn là một trong những giải pháp được chọn lựa. Chính vì thế mà trong đại dịch, những sản phẩm, giải pháp công nghệ do người Việt Nam phát triển đang xuất hiện ngày càng nhiều.  

Theo Sở TT&TT TP. HCM, bên cạnh các phương thức như gọi điện thoại đến Tổng đài 1022 (phím 2), sử dụng ứng dụng di động 1022 TP. HCM, truy cập vào website: tongdai1022.tphcm.gov.vn,… người dân TP.HCM đã có thể sử dụng ứng dụng Zalo để nhắn tin gửi yêu cầu hỗ trợ khi gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 đến cổng thông tin 1022 của TP.HCM thông qua kênh Zalo: 1022 TPHCM từ trưa ngày 28/8/2021.

Mạng Thông tin tích hợp trên Internet của TP.HCM (HCM CityWeb) cho biết, trong thời gian qua, Tổng đài 1022 đã nhận được nhiều cuộc gọi từ người dân đề nghị được hỗ trợ. Để nâng cao năng lực tiếp nhận thông tin từ người dân, từ ngày 1/8, Sở TT&TT TP.HCM đã phối hợp với Tập đoàn VNPT đưa vào hoạt động hệ thống tương tác tự động (callbot) để tiếp nhận thông tin của người dân cung cấp khi các tổng đài viên đều đang bận. 

Ứng dụng di động nhắn tin cho cổng thông tin 1022 - Ảnh 1.

Mã QR Zalo “1022 TPHCM”.

Tất cả cuộc gọi đến Tổng đài 1022 đều được các doanh nghiệp viễn thông miễn cước cuộc gọi. Việc đưa vào sử dụng hệ thống callbot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với dung lượng xử lý khoảng 3.600 cuộc gọi/giờ về cơ bản đã đáp ứng lưu lượng cuộc gọi tăng cao trong thời gian qua.

Và để tiếp tục nâng cao năng lực tiếp nhận thông tin từ người dân, TP. HCM đã phát triển giải pháp Cổng thông tin 1022, thông qua kênh Zalo: "1022 TPHCM", giúp tiếp nhận, xử lý thông tin yêu cầu hỗ trợ của người dân gặp khó khăn do dịch bệnh, bao gồm:

- Thông tin về bản thân, gia đình hoặc hàng xóm, những người xung quanh có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm.

- Thông tin về bản thân hoặc gia đình người dân thuộc đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Trung ương và TP.HCM nhưng chưa nhận được hỗ trợ.

- Thông tin về các trường hợp khác trong xã hội cần hỗ trợ (người già neo đơn, trẻ cơ nhỡ,…)

Thông tin này sẽ được Cổng thông tin 1022 chuyển đến cơ quan chức năng tại TP.Thủ Đức và các quận/huyện, sở Lao động, Thương binh và Xã hội xử lý, hỗ trợ người dân trong thời gian nhanh nhất. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân Thành phố và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố cũng sẽ giám sát việc xử lý, hỗ trợ người dân khi gặp khó khăn của các đơn vị.

Cách thức thực hiện nhắn tin gửi yêu cầu hỗ trợ đến Cổng thông tin 1022 của TP.HCM như sau:

Bước 1: Người dân sử dụng công cụ tìm kiếm trên ứng dụng Zalo của mình và gõ ký tự 1022 TPHCM vào ô tìm kiếm.

Bước 2: Trên thanh công cụ tìm kiếm của Zalo xuất hiện danh sách liên quan, người dân bấm chọn kênh Zalo "1022 TPHCM".

Bước 3: Sau khi kênh Zalo "1022 TPHCM" xuất hiện, người dân bấm chọn nút "Quan tâm".

Bước 4: Tiếp theo người dân sử dụng màn hình "CHAT" của kênh Zalo "1022 TPHCM" để tương tác, nhắn tin gửi yêu cầu hỗ trợ đến Cổng thông tin 1022 của TP.HCM./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai ứng dụng 1022 để tiếp nhận hỗ trợ của người dân gặp khó khăn tại TP. HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO