Việc xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi) góp phần thực hiện Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia và Chiến lược phát triển chính phủ điện tử (CPĐT) hướng tới chính phủ số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế.
An ninh phi truyền thống (ANPTT) đang là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa ANPTT hiện hữu ngày càng rõ nét hơn và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến quốc phòng, an ninh.
Ngày 10/10 hàng năm được chọn là ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Đây là dịp để đánh giá kết quả, chia sẻ kinh nghiệm về CĐS của các bộ, ngành, địa phương, từ đó đề ra các giải pháp hướng đến sự phát triển lâu dài vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Các chế tài quản lý đóng vai trò rất quan trọng việc xử lý tin giả, và nếu đủ tính răn đe, chúng ta sẽ tạo được một môi trường thông tin lành mạnh và sạch sẽ hơn rất nhiều. Tất nhiên, việc ngăn chặn triệt để tin giả cần một nỗ lực lớn hơn đến từ tất cả các bên, bao gồm cả độc giả.
Thực hiện Công văn số 4878/BTTTT-BCĐSQG ngày 30/9/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), các địa phương, trong đó có tỉnh Bắc Giang đã tích cực triển khai phổ cập, tuyên truyền bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, Ngày CĐS tỉnh Bắc Giang 10/10.
Chuyển đổi số là một xu hướng bắt buộc khi thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4. Tại Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ-VNSTEEL, cuộc cách mạng này đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và mang lại những hiệu quả rất lớn.
Mới đây, tại Lễ công bố top 10 doanh nghiệp (DN) CNTT 2022 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, công ty CP MISA đã xuất sắc vượt qua 101 đề cử lọt top 10 DN cung cấp giải pháp Chính phủ số (CPS).
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông - IPS thì hiện nay, 59/63 cổng thông tin điện tử và 60/63 cổng dịch vụ công trực tuyến chưa công bố Chính sách về quyền riêng tư - một dạng thỏa thuận điện tử thiết lập trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trước chủ thể dữ liệu là người dân, là căn cứ để người dân bảo vệ các quyền đối với dữ liệu của họ khi có sự cố hay tranh chấp xảy ra.
Việc hình thành các chính sách về quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân chính là một dạng thỏa thuận điện tử nhằm thiết lập trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (CQNN) trước chủ thể dữ liệu là người dân.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 766/QĐ-TTg phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công (DVC) theo thời gian thực trên môi trường điện tử (sau đây gọi tắt là Bộ chỉ số phục vụ người dân và DN).
YouTube đánh giá thị trường Việt Nam rất tiềm năng khi Việt Nam là 1 trong 10 nước có số lượng người xem trên YouTube hằng ngày cao nhất thế giới, thời lượng xem trong một ngày của người Việt Nam cũng thuộc nhóm cao và có sự tương tác nhiều.
Ngày 20/6/2022, nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ra mắt chuyên trang “XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT” tại địa chỉ https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn, sau thời gian được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã tiết lộ thông tin chi tiết về hai lỗ hổng bảo mật trong điện thoại bàn Mitel 6800/6900. Nếu khai thác thành công lỗ hổng này, kẻ tấn công có thể chiếm được các đặc quyền gốc (root) trên thiết bị.
TP.HCM là địa phương tiên phong trong cả nước công bố hình thành Cổng thông tin Chuyển đổi số (CĐS). Qua Cổng này, thông tin về CĐS đã được phổ biến đến các cơ quan nhà nước (CQNN), doanh nghiệp (DN) và người dân một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất.