Trợ lực cho doanh nghiệp phát triển trên nền tảng số

Đỗ Thêu| 23/10/2022 20:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong thời đại kinh tế số bùng nổ, Hà Nội đã kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) phát triển trên nền tảng số. Qua đó, giúp cho DN của Thủ đô ngày càng lớn mạnh.

Phát triển nhanh chóng

Theo Sách trắng Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2022 của Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công thương, trong suốt 7 năm qua, TMĐT Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16 - 30%. Dự báo quy mô thị trường TMĐT bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng 20%.

Còn theo Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2022 vừa được Hiệp hội TMĐT công bố, TP. Hà Nội với 85,9 điểm, tăng 30,2 điểm so với năm 2021, đứng thứ hai trong bảng xếp hạng.

Theo Kế hoạch về phát triển TMĐT trên địa bàn thành phố năm 2022, Hà Nội phấn đấu mục tiêu doanh số TMĐT B2C (giao dịch giữa các DN với người tiêu dùng) chiếm 11% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn; tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 50%. Thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 45%; 65% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng TMĐT có hóa đơn điện tử. 75% website TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; Duy trì 100% chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc; Phát triển các hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công; đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán để góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch TMĐT....

Để thực hiện mục tiêu đề ra, thành phố sẽ xây dựng chính sách quản lý, phát triển hoạt động TMĐT phù hợp; đào tạo, tập huấn cho các DN, cá nhân theo các lĩnh vực kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng thương mại hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu, tiêu thụ nội địa; xây dựng các giải pháp đẩy mạnh kinh doanh, hỗ trợ người tiêu dùng trong lĩnh vực TMĐT; Tiếp tục vận hành website "Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội" (http://bandomuasam.hanoi.gov.vn).

Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm của thành phố (check.hanoi.gov.vn); tiếp tục cập nhật và hoàn thiện tính năng, nội dung và hình thức của Chợ TMĐT sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi (www.chonhaminh.gov.vn) và ứng dụng trên nền tảng di động; Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, định kỳ, đột xuất đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh xử lý vi phạm pháp luật về TMĐT....

Chú trọng phát triển

Bàn về các giải pháp phát triển kinh tế số, bà Thanh Hải, Trưởng phòng Kinh doanh và Quan hệ đối tác khối khách hàng nước ngoài của Clever Group chia sẻ các bước cũng như kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên nền tảng số cho DN.

Theo đó, DN cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cũng như khách hàng mục tiêu để hiểu rõ vị thế của mình, xác định nền tảng, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển từ hình ảnh DN, nội dung sản phẩm đến việc kết hợp các hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu đa nền tảng như mạng xã hội.

Còn bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội cho biết, cuộc  ách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã trở thành động lực cho TMĐT của thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là hoạt động TMĐT xuyên biên giới.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Mai Anh, TMĐT xuyên biên giới không những tạo cơ hội cho DN nâng cao doanh số bán hàng mà qua đó còn tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thời gian qua, các DN vừa và nhỏ đã nỗ lực, tận dụng cơ hội, không ngừng tìm kiếm giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi, đẩy mạnh phương thức kinh doanh trực tuyến trong mùa dịch.

Chia sẻ về vấn đề này ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) cho rằng, hiện dư địa cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn, nhất là khi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới được thực thi với nhiều ưu đãi thuế quan.

Đặc biệt, cơ hội sẽ rộng mở với các DN có sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường nhập khẩu, tận dụng được lợi thế của TMĐT để thâm nhập vào các thị trường "khó tính", với nhiều rào cản về thủ tục và chi phí./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam: một trong số ít quốc gia có năng lực sản xuất tấm tấm bán dẫn
    Mới đây, hơn 100 công ty từ Úc và Việt Nam đã hội tụ tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Xanh tại TP. Hồ Chí Minh để thảo luận về năng lượng xanh, công nghệ, giáo dục và tài chính.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
Đừng bỏ lỡ
Trợ lực cho doanh nghiệp phát triển trên nền tảng số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO