Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, thế giới vẫn đang tìm kiếm ứng dụng AI đột phá. Trợ lý ảo có thể là ứng dụng AI đột phá. Việt Nam coi AI nguồn mở là cách phát triển bền vững.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ TT&TT đang soạn thảo quy định, yêu cầu tất cả các cổng dịch vụ công trực tuyến các cấp phải có trợ lý ảo hướng dẫn sử dụng.
Ứng dụng các công nghệ AI như khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy, Chatbot NHS 111 Online đã hỗ trợ đắc lực cho hệ thống y tế cộng đồng cả Anh. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng của AI, các chuyên gia đã nhấn mạnh đến những thách thức như bảo mật dữ liệu, độ tin cậy của thuật toán và sự tương tác giữa con người và máy móc.
Chatbot AI đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, có khả năng hỗ trợ khách hàng trong suốt hành trình mua sắm từ đầu đến cuối.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã lưu ý các đơn vị thuộc Bộ về triển khai trợ lý ảo hỗ trợ công việc và rà soát các công việc trong tháng 8/2024 để không bị “chậm muộn”.
Một trong những điểm sáng của tòa án điện tử là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với sự xuất hiện của trợ lý ảo hoạt động 24/7 để hỗ trợ các thẩm phán. Tính từ năm 2022 đến nay, trợ lý ảo đã hỗ trợ gần 5,8 triệu lượt hỏi đáp, trung bình từ 10.000 - 15.000 lượt/ngày; mã hoá gần 500 bản án mỗi ngày.
Nhờ ứng dụng phần mềm trợ lý ảo trong công tác giải quyết án, chất lượng xét xử của các thẩm phán tại Toà án nhân dân (TAND) huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã được nâng cao, tỷ lệ án hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan được giảm xuống.
Để thúc đẩy thị trường chatbot AI, các doanh nghiệp Việt đều đã có những dự án xây dựng những mô hình sản phẩm riêng phù hợp với đặc thù thị trường hay tham gia vào các dự án nghiên cứu về chatbot AI để ứng dụng các công nghệ mới nhất.
Theo Viettel AI, khi xây dựng giải pháp trợ lý ảo pháp luật, nhóm phát triển đã gặp rất nhiều thách thức như việc chuyển hóa kho văn bản đồ sộ, thu thập tri thức ẩn của những thẩm phán nhiều kinh nghiệm... trong khi đều là dân "ngoại đạo".
Việc phát triển hạ tầng số quốc gia luôn phải đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số…
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long nhấn mạnh Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam (TT&TT VN) phải chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho người lao động (NLĐ) theo hướng NLĐ “cần gì lo nấy”, cũng như chuyển đổi số (CĐS), xây dựng app, trợ lý ảo phải thiết thực hỗ trợ NLĐ.
Sự phát triển cao nhất của trợ lý ảo mà ngành Tư pháp hướng tới sẽ là tư vấn đường lối xử lý vụ việc và cung cấp dịch vụ đoán định tư pháp. Tương lai, mỗi người dân sẽ có một trợ lý trợ giúp pháp lý để phục vụ cho mình.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Năm 2024, các bộ ngành và địa phương hãy dành sự quan tâm đặc biệt để chuyển những việc vất vả, khó khăn, tốn thời gian sang cho AI, giải phóng con người vào những việc thú vị hơn”.