Từ “không sản xuất nổi ốc vít”, Việt Nam đã có thể sản xuất smartphone cao cấp

Nguyễn Khiêm| 12/02/2021 16:41
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng, các doanh nghiệp nghiệp Việt Nam đã có hơn 10 năm đầu tư nghiên cứu phát triển, sản xuất smartphone, để từ chỗ bị miệt thị "không làm nổi con ốc vít", đến nay đã có thể sản xuất smartphone cao cấp.

Từ “không sản xuất nổi ốc vít”, Việt Nam đã có thể sản xuất smartphone cao cấp - Ảnh 1.

CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cho rằng, Việt Nam cần phát triển ngành công nghiệp smartphone do người Việt Nam làm chủ.

Smartphone là tinh hoa của công nghệ cao, tạo nên cường quốc công nghệ

Chia sẻ tại tham luận gửi Bộ TT&TT tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021, CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cho biết, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 được trình Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ: "Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số". Theo ông Quảng, để thực hiện chiến lược này thì Việt Nam cần phát triển ngành công nghiệp smartphone do người Việt Nam làm chủ.

Trên thế giới, những cường quốc về công nghệ đều làm chủ ngành công nghiệp smartphone, các doanh nghiệp sản xuất smartphone là các doanh nghiệp công nghệ lớn nhất và làm động lực phát triển đất nước. "Chúng ta có thể kể tên như Mỹ có Apple, Hàn Quốc có Samsung và Huawei ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp smartphone đã giúp các nước này tạo ra cả nền công nghiệp công nghệ cao", ông Quảng chia sẻ.

Lý giải điều này, ông Quảng khẳng định, smartphone là tinh hoa của công nghệ cao, hội tụ các công nghệ thiết kế điện tử, thiết kế cơ khí, thiết kế kiểu dáng công nghiệp, công nghệ phần mềm, công nghệ camera, công nghệ âm thanh, công nghệ ăng-ten, công nghệ bảo mật, công nghệ sản xuất. Việc làm chủ công nghệ smartphone đã tạo động lực, dẫn xuất ra các công nghệ viễn thông mới như 4G, 5G, tạo ra các sản phẩm mới như IoT, AI camera.

Từ “không sản xuất nổi ốc vít”, Việt Nam đã có thể sản xuất smartphone cao cấp - Ảnh 2.

Cần có chiến lược Quốc gia về ngành công nghiệp smartphone

Cũng tại tham luận gửi Bộ TT&TT, ông Quảng cho rằng, hiện nay, ngành công nghiệp điện tử viễn thông Việt Nam đang nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. Những năm gần đây, GDP Việt Nam đã tăng rõ rệt dựa vào đóng góp lớn từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ở phạm vi khu vực, lợi thế của Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh với những nước có giá nhân công thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi như Ấn Độ, Indonesia, Philippines...

Ngoài ra, thu nhập của người Việt Nam cũng đang tăng lên nhanh chóng dần tạo khoảng cách với các nước này. Khi độ lệch đủ lớn thì các doanh nghiệp FDI sẽ rời Việt Nam. Đây là lỗ hổng lớn cho sự phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng ngành công nghiệp smartphone do người Việt Nam làm chủ. Doanh nghiệp Việt Nam đã có hơn 10 năm đầu tư nghiên cứu phát triển, sản xuất Smartphone. Từ chỗ chúng ta thường bị miệt thị "không làm nổi con ốc vít" cho đến đã có thể sản xuất smartphone cao cấp và không ai còn nhắc đến câu chuyện con ốc vít nữa.

"Chúng ta đã làm chủ các công đoạn trong chuỗi giá trị như ý tưởng, R&D, thương hiệu, thiết kế, sản xuất, phân phối, marketing, hậu mãi. Các sản phẩm Smartphone Việt Nam có độ sáng tạo, năng lực tương đương các nhà sản xuất lớn Apple, Samsung", ông Quảng cho biết.

Qua quá trình phát triển ngành công nghiệp smartphone, Việt Nam đã đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao làm chủ các công đoạn thiết kế, sáng tạo sản phẩm. Nhận thấy năng lực của Việt Nam, Qualcomm đã đầu tư mở trung tâm R&D với lực lượng nòng cốt là những kỹ sư chúng ta đào tạo. Bên cạnh Bkav còn có các tập đoàn lớn như Viettel, Vingroup tham gia trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, ông Quảng cho rằng, đây mới là nỗ lực của doanh nghiệp. "Chúng tôi kiến nghị, cần phải có chiến lược Quốc gia về ngành công nghiệp smartphone. Chỉ cần 5 năm là thấy được hiệu quả, là động lực phát triển đất nước bằng công nghệ. Bkav cam kết đồng hành cùng Bộ TT&TT trong việc xây dựng và phối hợp triển khai các chiến lược quốc gia này", ông Quảng kết luận.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Từ “không sản xuất nổi ốc vít”, Việt Nam đã có thể sản xuất smartphone cao cấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO