An toàn thông tin

UNESCO cảnh báo AI có thể giúp truyền bá thông tin sai lệch về Holocaust

Ngọc Diệp 15:09 19/06/2024

Báo cáo do UNESCO công bố ngày 18/6 đã cảnh báo AI tạo sinh không chỉ có thể cho phép các tác nhân độc hại gieo rắc thông tin sai lệch, các câu chuyện mang tính thù hận mà còn có thể vô tình gây hiểu lầm về Holocaust.

screen-shot-2024-06-19-at-11.27.25.png

Holocaust là thảm họa lớn nhất của dân tộc Do Thái xảy ra vào cuối những năm 1930 trong Thế Chiến II, khi 6 triệu người Do Thái trên khắp châu Âu bị đưa vào các trại tập trung của Phát xít Đức và bị giết hại.

Theo AP, báo cáo này càng đổ thêm dầu vào lửa với những người chỉ trích việc sử dụng AI gia tăng và không được kiểm soát.

UNESCO cho biết sự kết hợp của các sai sót trong chính các công cụ AI cùng với việc các nhóm thù địch và những người phủ nhận Holocaust sử dụng sai mục đích có thể dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch.

UNESCO cảnh báo rằng công nghệ deepfake có thể được sử dụng để tạo ra những hình ảnh và video chân thực gợi lên những câu hỏi về nạn diệt chủng Holocaust. Những hình ảnh như vậy có thể sẽ bị nhóm thù địch sử dụng nhằm làm bóp méo và sai lệch sự thật lịch sử.

Báo cáo lưu ý rằng một số chương trình được hỗ trợ bởi AI cho phép người dùng tương tác với các nhân vật lịch sử mô phỏng, bao gồm cả trùm phát xít nổi tiếng như Adolf Hitler.

Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết trong một tuyên bố kèm theo báo cáo: “Nếu chúng ta cho phép những sự thật khủng khiếp về Holocaust bị bóp méo hoặc làm sai lệch thông qua việc sử dụng AI một cách vô trách nhiệm, chúng ta có nguy cơ thổi bùng ngọn lửa bài Do Thái lan rộng và làm giảm sự hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân và hậu quả của những hành động tàn bạo này”.

Mặc dù những lợi ích và tác động của công nghệ AI là rất rõ ràng, nhưng nhược điểm và tác hại của công nghệ này cũng vậy. Danh sách các lỗi, sai sót và thất bại của AI tiếp tục gia tăng, vì vậy thật dễ hiểu tại sao công nghệ này lại khiến UNESCO lo ngại đến thông tin trực tuyến về các sự kiện lịch sử như Holocaust.

Chỉ trong tuần này, gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald’s đã thông báo với các cửa hàng nhượng quyền thương hiệu về dừng thử nghiệm tính năng đặt hàng bằng AI trong các nhà hàng của mình. Điều này đã dẫn tới một chuỗi sai sót đáng xấu hổ của thực khách và được công khai trên mạng xã hội.

Một ví dụ khác, đầu năm nay, Google đã bị chỉ trích khi chatbot Gemini bị phát hiện tạo ra những hình ảnh không chính xác về mặt lịch sử về Đức Quốc xã và người Viking. Hay mạng xã hội X đã phải chặn tìm kiếm Taylor Swift sau khi những hình ảnh deepfake khiêu dâm của nữ ca sĩ lan truyền chóng mặt.

Việc sử dụng rộng rãi AI để hỗ trợ trong giáo dục, nghiên cứu và viết lách cũng đang làm tăng khả năng dữ liệu không đáng tin cậy và “ảo giác” trí tuệ nhân tạo có thể làm tăng sự hiểu lầm của công chúng về Holocaust, thậm chí cả những hiểu lầm vô tình. Các công cụ AI được đào tạo dựa trên các nguồn dữ liệu tương đối hẹp cũng có thể đưa ra những câu trả lời không đầy đủ hoặc sai lệch khi được hỏi về Holocaust.

Báo cáo của UNESCO kêu gọi các công ty công nghệ thiết lập các quy tắc đạo đức cho việc phát triển và sử dụng AI, nhằm giảm nguy cơ có thông tin không đáng tin cậy và ngăn chặn những kẻ xấu khai thác các công cụ này để truyền bá thông tin sai lệch và khuyến khích bạo lực./.

Theo apnews, tech.co
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
UNESCO cảnh báo AI có thể giúp truyền bá thông tin sai lệch về Holocaust
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO