Ứng dụng AI trong trong một số lĩnh vực tại Việt Nam và đề xuất

Lan Phương| 07/11/2021 08:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam. Để đẩy mạnh sự phát triển của AI, đầu năm 2021, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030.

Ứng dụng AI phủ sóng các lĩnh vực

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, các ứng dụng AI đã hỗ trợ tích cực truy vết người tiếp xúc khi có ổ dịch hoặc ca nhiễm mới trong cộng đồng, giúp đội ngũ y tế điều tra lịch trình, lấy thông tin dịch tễ. Khi số lượng ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng cao đòi hỏi sự nhanh chóng và chính xác trong công tác nhập liệu, công nghệ chuyển hình ảnh thành văn bản với sự hỗ trợ của AI đã giúp số hóa toàn bộ tờ khai, phiếu điều tra dịch tễ và đưa lên hệ thống.

Một trong các phần mềm tham gia vào mặt trận hỗ trợ điều trị COVID-19 đầu tiên phải kể đến đó là DrAid™, phần mềm AI đầu tiên tại Việt Nam do Công ty VinBrain thuộc Tập đoàn Vingroup phát triển từ năm 2019, giúp chẩn đoán các bệnh về phổi, tim và xương dựa trên X-quang. DrAid™ giúp phát hiện nhanh các dấu hiệu bất thường dựa trên ảnh X-quang ngực thẳng trong vòng chưa đầy 5 giây, kết hợp cùng xét nghiệm PCR, từ đó nâng cao độ chính xác, hỗ trợ tăng tính nhất quán và chuyển giao kiến thức của bác sĩ từ tuyến Trung ương tới cơ sở.

Ứng dụng AI trong trong một số lĩnh vực của Việt Nam và đề xuất - Ảnh 1.

Ứng dụng hệ thống Robot Call sử dụng AI tự động gọi điện hỏi thăm sức khỏe và cập nhật thông tin y tế tới người dân cũng là một sáng kiến nổi bật giúp giảm áp lực cho nhân viên y tế. Với các công nghệ như chuyển đổi văn bản thành giọng nói, chuyển đổi giọng nói thành văn bản, hội thoại thông minh, Robot Call có thể thực hiện các cuộc gọi đến người dân nhanh chóng để khuyến cáo cũng như cập nhật các thông tin y tế cần thiết. Hệ thống AI Callbot này đã được Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Y tế và Đại học Quốc Gia Hà Nội triển khai áp dụng đầu tiên tại Bắc Giang, Bắc Ninh, sau đó mở rộng ra khu vực miền Trung và TP.HCM.

Trao đổi về ứng dụng AI tại Tek Talk do IDG tổ chức mới đây, ông Lê Hồng Việt, Tổng giám đốc FPT Smart Cloud cho biết khi nói về AI thì rất rộng. AI nói chung đang được phải triển theo 2 trường phái: (1) ứng dụng AI để thay thế một số công việc cho con người, làm những việc mà không cần phải tư duy; (2) AI cộng tác (coperative AI), có nghĩa là AI cộng tác với con người.

Nói về AI trong lĩnh vực dược phẩm, ông Việt cho rằng có 3 khả năng: ứng dụng AI giúp thiết kế sản phẩm dược, tức là dùng AI để phân tích dữ liệu, mô phỏng tìm ra được những vị thuốc tốt, hiệu quả hơn; ứng dụng AI để vận hành nhà máy sản xuất dược phẩm, theo đó, có thể biết được bộ phận, hệ thống nào trong nhà máy sắp hỏng, sắp xảy ra sự cố để chủ động bảo trì, thay vì đến lúc hỏng mới bảo trì; ứng dụng AI trong tư vấn, hỗ trợ các công tác văn phòng. Ví dụ, trong các quy trình nhập, xuất hàng dược phẩm có thể sử dụng AI để đọc các tài liệu, hóa đơn để xử lý hoặc có thể có những trợ lý ảo hỗ trợ cho người dùng, bán hàng.

Ứng dụng AI trong trong một số lĩnh vực của Việt Nam và đề xuất - Ảnh 2.

Boston Pharma tiên phong ứng dụng AI trong chuyển đổi số tổng đài chăm sóc khách hàng (bostonpharma.com.vn)

Ông Việt cho biết FPT vừa cùng với Công ty dược phẩm Boston Pharma ra mắt một hệ thống trợ lý ảo AI cho các đại lý của công ty này. Trợ lý ảo có thể tư vấn cho đại lý các loại thuốc khác nhau hay chủ động nhận đơn hàng từ đại lý. Trợ lý ảo có thể tự động nhận và giải quyết (fulfill) đơn hàng. Việc ứng dụng công nghệ này không "ăn" trực tiếp vào cốt lõi của ngành dược phẩm.

"Cốt lõi nhất của ngành dược phẩm là làm sao tìm ra được thuốc mới tốt hơn, nhanh hơn để phòng chống COVID-19. Các công ty dược phẩm tiên tiến đều ứng dụng siêu máy tính, AI để đẩy nhanh quá trình sản xuất vắc-xin", ông Việt cho hay.

Nói về ứng dụng AI trong lĩnh vực ngân hàng, ông Nguyễn Việt Phương, Giám đốc phát triển phần mềm Techcombank cho biết ngân hàng này ứng dụng AI đã giúp xác thực thông tin, nhận diện khách hàng thông qua eKYC. Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều khách hàng không thể đi đến ngân hàng giao dịch trực tiếp, việc ứng dụng AI giúp số lượng khách hàng mở tài khoản tăng lên nhiều.

Ứng dụng AI trong trong một số lĩnh vực của Việt Nam và đề xuất - Ảnh 3.

Nhiều mảng công việc, nghiệp vụ khác nhau trong lĩnh vực ngân hàng, theo ông Phương, cũng có thể ứng dụng AI như xử lý dữ liệu lớn, phân tích thông tin giao dịch để tìm ra đặc điểm, thói quen, hành vi của từng phân khúc khách hàng khác nhau để từ đó đưa ra một đề nghị dịch vụ phù hợp với khách hàng. Techcombank ứng dụng AI "phân tích" mùa nào là mùa cao điểm rút tiền từ ATM để tăng cường dòng tiền, thậm chí phân tích thông tin để phòng chống gian lận.

Trong lĩnh vực nhà hàng, thực phẩm, ông Nguyễn Anh Nguyên, sáng lập, Chủ tịch và CTO của Tập đoàn Hatto cho biết ứng dụng AI, học máy có thể giúp biết trước hoặc hạn chế những rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi lên bàn ăn. Sử dụng AI, học máy, thị giác máy tính (computer vision) có thể kiểm soát độ tươi, chất lượng của rau củ quả và giúp loại bỏ rau củ quả không đảm bảo chất lượng. Còn trong ngành gỗ, ứng dụng AI, thị giác máy tính có thể đánh giá độ bóng, màu, mắt của gỗ.

Ứng dụng AI trong trong một số lĩnh vực của Việt Nam và đề xuất - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Về ứng dụng AI trong lĩnh vực xăng dầu, ông Nguyên chia sẻ hai khía cạnh có thể ứng dụng AI cho lĩnh vực này là cảnh báo các rủi ro của các thiết bị lưu trữ, cung cấp xăng trước khi các thiết bị đến lịch hẹn bảo hành, bảo trì; và đảm bảo độ chính xác, kiểm đếm, cung cấp xăng đầu vào/ra để từ đó có thể thực hiện các bảo hành, bảo trì dịch vụ.

"Đây là những ứng dụng độc đáo, không đắt tiền có thể ứng dụng trong các đơn vị sản xuất, nhà hàng", ông Nguyên cho hay.

Tại ngày hội Trí tuệ nhân tạo AI NOW: Academic & Career do Học viện Công nghệ BCVT và Tập đoàn Naver, Hàn Quốc vừa tổ chức, ông Trần Trung Hiếu, Sáng lập và CEO TopCV, cho biết AI đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề. Tương lai ngành công nghiệp áp dụng AI ngày càng rộng mở, trong đó nổi trội về ứng dụng liên quan đến tự động hóa, các sản phẩm như xe tự lái, nhà thông minh dần trở nên hoàn thiện hơn dưới sự hỗ trợ của AI. "Chỉ khoảng 3 năm nữa, tự động hóa sẽ trở nên phổ biến, hỗ trợ cuộc sống con người dễ chịu hơn".

CEO Co-host AI Phạm Kim Cương chia sẻ công nghệ AI giúp ngành dịch vụ, khách sạn hoạt động tối ưu hơn. Ngành dịch vụ có rất nhiều yêu cầu, nhân lực cần phải đào tạo qua nhiều bước, nhưng mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với AI. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu, công nghệ AI có thể nắm bắt thông tin sử dụng dịch vụ của khách hàng, từ đó mang lại những giải pháp phù hợp với nhu cầu.

Nói về tiềm năng AI trong giáo dục, ông Nguyễn Hải Nam, Giám đốc FUNiX xSeries, nguyên trưởng nhóm R&D công ty Asilla Japan, nhận định AI sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo dục. "AI sẽ là nhân tố chính giúp nền giáo dục cá nhân hóa. Mỗi người có quỹ thời gian khác nhau, cá nhân hóa với trợ lý ảo sẽ giúp tìm được lộ trình phù hợp với năng lực. AI cũng sẽ tác động về mặt trải nghiệm giáo dục và tìm ra nội dung học tập phù hợp với bản thân, tiếp cận tốt mục tiêu".

Ứng dụng AI quan trọng là dữ liệu và chia sẻ

Với những khả năng của các ứng dụng AI trong đời sống, các chuyên gia nhận định để phát huy AI dữ liệu vẫn là quan trọng. Ông Nguyễn Anh Nguyên cho rằng "Câu chuyện ứng dụng AI là trong tầm tay. Nhưng để làm được việc này cần phải có một lượng dữ liệu đủ lớn, dán nhãn thì mới sử dụng được".

Theo ông Nguyên, nếu không có dữ liệu thì phải mua, "săn" và làm sạch dữ liệu. Nguồn dữ liệu đủ lớn có thể do tổ chức, DN tạo ra, hoặc do các tổ chức, DN bán, thuê hoặc thậm chí tặng cho xã hội, đặc biệt là các dữ liệu không nhạy cảm để xã hội sử dụng dữ liệu và ứng dụng cho các ngành nghề mà không liên quan đến nhạy cảm. Trung Quốc, Mỹ đang chạy đua AI vì các nước này có nguồn dữ liệu công rất giàu có và ai cũng có thể sử dụng. Từ sinh viên nghèo đến các công ty lớn đều có thể mở ra sử dụng được. "Đây là khởi đầu quan trọng và nên là chiến lược của các DN đi đầu của Việt Nam".

Còn theo ông Lê Hồng Việt, để AI xử lý được các vấn đề thì quan trọng nhất là cần xác định được cốt lõi của vấn đề. Để xác định được vấn đề ở đâu thì cần phải có dữ liệu. "Đơn giản là chúng ta tìm cách có dữ liệu để từ dữ liệu phân tích ra vấn đề và sau đó nhìn sâu vào quy trình, từng khâu nghiệp vụ một gặp vấn đề gì và có thể tự động hóa thay đổi như thế nào, có thể thay thế quy trình hiện tại hay không".

Ông Lê Hồng Việt cho biết một dự án AI khác với dự án CNTT bình thường, đó là khi dự án CNTT vận hành có nghĩa là ngày kết thúc dự án, còn dự án AI khi khởi động thì là ngày bắt đầu dự án. Khi bắt đầu dự án AI, dữ liệu về mới là ngày bắt đầu.

Để có dữ liệu, theo ông Vũ Minh Trí, CEO Công ty Viễn thông ASIM, cần phải mở dữ liệu. Câu chuyện mở dữ liệu giống như mở mã nguồn. Mở dữ liệu phải bắt đầu từ cơ quan nhà nước. Nhà nước đi đầu về việc mở một số dữ liệu để các tổ chức, DN, người dân có thể tận dụng dữ liệu ấy. Nhà nước khởi đầu trào lưu mở dữ liệu như việc các công ty lớn như Microsoft mở mã nguồn, theo đó, phong trào mở mã nguồn hay mở dữ liệu mới phát triển mạnh.

Đồng quan điểm, ông Việt cho rằng vấn đề là phải chia sẻ để cộng đồng có thể tham gia và đi nhanh hơn. FPT với thế mạnh là xử lý ngôn ngữ tự nhiên, đã và đang chia sẻ khá nhiều dữ liệu để các bên có thể nghiên cứu sử dụng lại trong các sản phẩm không thương mại. Những người quan tâm có thể vào trang FPT.AI để tìm thêm thông tin về dữ liệu được chia sẻ. FPT theo đuổi con đường mở dữ liệu và mong muốn các bên phải đi cùng nhau.

Nhân lực giải bài toán AI

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2025 lực lượng lao động sẽ phân chia tỷ lệ con người (chiếm 48%) còn máy móc và thuật toán (chiếm 52%). Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nguồn nhân lực ngành AI, nhất là con người, rất quan trọng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hiện nay.

"Người ta cho rằng ứng dụng AI có thể lấy đi công việc của con người, nhưng điều này có thể mất tới 50 năm để thay thế. Trên thực tế, con người sử dụng AI như công cụ hỗ trợ giúp công việc dễ dàng hơn, thời gian lao động ít hơn nhưng hiệu quả cao", CEO TopCV Trần Trung Hiếu chia sẻ.

Ông Phạm Kim Cương cho biết thêm, ngoài chuyên gia ngành AI, những người sử dụng và ứng dụng thành thạo AI cũng là nguồn nhân lực tiềm năng và rất cần thiết ở ngành này. "Với ngành khách sạn dịch vụ, rất cần những người xử lý và làm sạch dữ liệu để sử dụng trong các DN lớn".

Đồng quan điểm, ông ông Nguyễn Hải Nam, Giám đốc FUNiX xSeries cho biết các DN chuyên sâu về công nghệ, startup cũng có nhu cầu lớn về nhân lực về AI, trong đó có nhóm công việc liên quan đến tài nguyên AI như kỹ sư dữ liệu...

Ứng dụng AI trong trong một số lĩnh vực của Việt Nam và đề xuất - Ảnh 5.

Là công nghệ của tương lai, được xem là một yếu tố cốt lõi trong cuộc CMCN 4.0 và CĐS ở Việt Nam, Phó Giám đốc Học viện công nghệ BCVT Trần Quang Anh nhận định AI đang đứng trước nhu cầu cấp thiết về nhân lực trong bối cảnh Việt Nam mới đáp ứng được 10% nhu cầu tuyển dụng của thị trường trong nước và thị trường nước ngoài cũng còn rất nhiều cơ hội. Việc hợp tác đào tạo nghiên cứu giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, DN, các cơ sở giáo dục đào tạo trình độ đại học CNTT tại Việt Nam và quốc tế được xem là một trong những bước đi đúng hướng để từng bước làm chủ công nghệ AI, tạo nên sản phẩm AI chất lượng cao của Việt Nam và vươn tầm thế giới.

Nhằm thúc đẩy đào tạo nhân lực AI chất lượng cao và hoạt động nghiên cứu công nghệ cho tương lai, ông Trần Quang Anh cho biết từ tháng 8/2020, chương trình hợp tác giữa Học viện Công nghệ BCVT và Tập đoàn Naver, Hàn Quốc đã được triển khai với nhiều hoạt động thiết thực như hỗ trợ thực hiện các dự án nghiên cứu chung, xây dựng phòng lab, xây dựng học liệu số về AI, tổ chức các khóa đào tạo về AI, hỗ trợ nhóm khởi nghiệp và học bổng cho các nghiên cứu sinh sẽ đóng góp vào hoạt động nghiên cứu và đào tạo cho Học viện.

Ứng dụng AI trong trong một số lĩnh vực của Việt Nam và đề xuất - Ảnh 6.

Trung tâm AI PTIT - Naver

Cũng chia sẻ về khía cạnh nhân lực AI tại Việt Nam, ông Nguyễn Việt Phương, Ngân hàng Techcombank cho biết, cần tạo các nền tảng mở để hàng ngàn sinh viên có thể tham gia vào đóng góp như xu hướng của thế giới là cùng nhau tạo ra giá trị thì sẽ phát triển đi nhanh.

Ông Phương cũng cho hay không chỉ AI, mà để triển khai được một cái gì đó thành công thì cần phải có 3 yếu tố: công nghệ, quy trình và con người; trong đó con người cực kỳ quan trọng./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • Bước phát triển mới của phong trào sưu tập tem trên toàn quốc
    Năm 2025, Hội Tem Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm kiện toàn tổ chức và phát triển phong trào sưu tập tem trên toàn quốc, hướng tới Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia Vietstampex 2025.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
Đừng bỏ lỡ
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
Ứng dụng AI trong trong một số lĩnh vực tại Việt Nam và đề xuất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO