VNPT đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ số, CNTT 24% - 26%

Hoàng Linh| 16/08/2020 21:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Đảng bộ Tập đoàn VNPT đề ra tăng trưởng doanh thu bình quân/năm đạt 5% - 7%, tăng trưởng lợi nhuận 6% - 8%/năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 5%/năm, đặc biệt doanh thu từ dịch vụ số và CNTT - truyền thông đạt 24% - 26% trong cơ cấu doanh thu.

Trong 2 ngày (15-16/8/2020), tại Hà Nội, Đảng bộ Tập đoàn VNPT đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đại hội có sự tham dự đại hội có các đồng chí: Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp (DN) Trung ương; Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN; Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT. Đại hội có sự tham dự của 208 đại biểu đại diện cho 3.637 đảng viên thuộc 26 Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn VNPT lần thứ XXIV diễn ra trong thời điểm toàn Tập đoàn thi đua sôi nổi kỷ niệm 75 năm truyền thống ngành Bưu điện. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, góp phần khẳng định chặng đường 5 năm Tập đoàn tái cấu trúc thành công theo Quyết định 888/QĐ-TTg ngày 10/06/2014 và Quyết định 2129/QĐ-TTg ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ - đánh dấu sự thay đổi toàn diện của Tập đoàn về mô hình tổ chức - nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, cơ chế kinh tế, cải cách hạ tầng - quản trị mạng lưới và chuyển đổi số.

VNPT đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ số, CNTT  24% - 26% - Ảnh 1.

Các đại biểu dự đại hội tham quan khu giới thiệu các sản phẩm, giải pháp CNTT của VNPT

Chuyển mình mạnh mẽ, vượt lên khó khăn

Giai đoạn 2015 – 2020 là giai đoạn bản lề then chốt đối với VNPT trong việc triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn 2030; quyết liệt đổi mới để phát triển nhanh và bền vững đi đôi với bảo đảm chất lượng; khẳng định vị thế chủ lực của Tập đoàn trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đối với đất nước.

Đại hội đã khẳng định những kết quả toàn diện sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn lần thứ XXIII và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng. Đồng thời, Đại hội đã thẳng thắn, nghiêm túc, nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, yếu kém; xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan và rút ra những bài học kinh nghiệm cho cả nhiệm kỳ.

Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn VNPT lần thứ XXIII đã đánh giá, nhiệm kỳ 2015 – 2020, chứng kiến những dấu mốc thay đổi, sự chuyển mình mạnh mẽ, vượt trên khó khăn, "biến thách thức thành cơ hội" của Tập đoàn VNPT.

Với những nỗ lực chung trên tinh thần "Đoàn kết, Thống nhất, Trách nhiệm", trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ Tập đoàn đã tập trung đổi mới hoạt động; hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý kinh tế; nâng cao hiệu quả hoạt động chung, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ XXIII đã đề ra.

Đại hội đã phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, đề ra mục tiêu, phương hướng cùng những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đại hội khẳng định quyết tâm phát huy truyền thống anh hùng của Ngành Bưu điện; cổ vũ toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động Tập đoàn chung sức, đồng lòng, sáng tạo hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra.

Các chỉ tiêu quan trọng về sản xuất kinh doanh của VNPT đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XXIII đã được hoàn thành và tăng trưởng vượt mức. Cụ thể, tăng trưởng lợi nhuận bình quân 16,63%/năm (chỉ tiêu đề ra là 15%/năm), tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 11,3% (chỉ tiêu đề ra là 10%), thu nhập bình quân tăng trưởng 11,28%, tốc độ tăng trưởng nộp ngân sách Nhà nước bình quân hoàn thành kế hoạch.

Về công tác xây dựng Đảng, VNPT đạt trên 50% tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; trên 80% tổ chức cơ sở đảng đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ; tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 94,52% (vượt 9,25%); kết nạp 883 đảng viên mới.

Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục tái cơ cấu tập đoàn, Đảng ủy Tập đoàn đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khẳng định vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia.

VNPT đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ số, CNTT  24% - 26% - Ảnh 2.

Chủ tịch VNPT Phạm Đức Long giới thiệu giải pháp IOC của VNPT

VNPT đã khẳng định vị thế là DN tiên phong: Tham gia thiết lập các hạ tầng số, xây dựng các nền tảng số ở quy mô quốc gia, như Trục liên thông văn bản quốc gia, cổng dịch vụ công quốc gia, trung tâm điều hành thông minh IOC. VNPT cũng đã ký thoả thuận hợp tác với 11 bộ, ngành; 16 DN lớn và 53 UBND tỉnh/thành phố để triển khai chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh...

Đóng vai trò chủ lực, dẫn dắt của trong chuyển đổi số tại Việt Nam

Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ Tập đoàn VNPT đã đề ra các mục tiêu: Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh; phát triển DN hiệu quả; khẳng định vai trò chủ lực, dẫn dắt của trong chuyển đổi số tại Việt Nam.

Các chỉ tiêu cụ thể là tăng trưởng doanh thu bình quân/năm đạt 5% - 7%; tăng trưởng lợi nhuận 6% - 8%/năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 5%/năm; đặc biệt doanh thu từ dịch vụ số và CNTT - truyền thông đạt 24% - 26% trong cơ cấu doanh thu; năng suất lao động bình quân tăng 7%/năm và tiền lương tăng 5%/năm.

Đảng bộ VNPT phấn đấu đạt trên 80% tổ chức đảng xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 95% đảng viên xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; kết nạp từ 500 đảng viên mới trở lên.

VNPT đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ số, CNTT  24% - 26% - Ảnh 3.

Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm: VNPT cần giữ vững vị trí là DN chủ lực trong công cuộc Chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối DN Trung ương đánh giá những kết quả trên đã khẳng định vị trí và vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ Tập đoàn VNPT trong quá trình xây dựng và phát triển. 

Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh, trong bối cảnh của cuộc CMCN lần thứ tư, VNPT cần nhận thức được vai trò quan trọng của một DN Nhà nước trong việc tích cực, chủ động tham gia đúng với quan điểm lãnh đạo, các mục tiêu nhiệm vụ tại Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đồng thời, VNPT cần giữ vững vị trí là DN chủ lực trong công cuộc Chuyển đổi số quốc gia, tiên phong thúc đẩy, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; phát triển công nghệ, nền tảng số nhằm thực hiện thành công Chiến lược VNPT4.0, đáp ứng tiến trình không ngừng đổi mới và phát triển bền vững của VNPT, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của các DN trong Khối DN Trung ương và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

VNPT đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ số, CNTT  24% - 26% - Ảnh 4.

Ban chấp hành Đảng bộ Tập đoàn VNPT nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 28 đồng chí

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn VNPT lần thứ XXIV đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ Tập đoàn nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 28 đồng chí. Đồng chí Phạm Đức Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn được Đại hội tín nhiệm bầu là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn VNPT nhiệm kỳ 2020 - 2025.

VNPT đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ số, CNTT  24% - 26% - Ảnh 5.

Bí thư Đảng ủy Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long phát biểu

Phát biểu bế mạc Đại hội, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn VNPT nhiệm kỳ 2020-2025 Phạm Đức Long nhấn mạnh: "Đảng bộ Tập đoàn VNPT nhận thức được rằng: Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh là yếu tố mang tính quyết định nhằm phát huy sức mạnh đột phá, phát triển Tập đoàn ngày một lớn mạnh, gia tăng sức cạnh tranh, hiệu quả quản trị, từ đó nâng tầm vị thế trụ cột và dẫn dắt của Tập đoàn trong hành trình chuyển đổi số quốc gia".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Nền tảng để Việt Nam tham vọng thành công trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và AI của Việt Nam. Việc kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi mạch và ứng dụng thực tiễn là nhiệm vụ then chốt.
  • Những thách thức và rào cản khi doanh nghiệp ứng dụng GenAI
    Mặc dù GenAI mang lại nhiều giá trị, việc ứng dụng công nghệ này vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn.
  • Ako Dhông - Hơi thở buôn làng giữa lòng Ban Mê
    Ako Dhông hiện còn 33 căn nhà dài. Cộng đồng người Ê Đê ở đây đã xây dựng nó trở thành buôn làng du lịch cộng đồng đẹp đẽ và giàu có nhất của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột.
  • Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước
    Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò là một trụ cột trong nền ngoại giao Việt Nam, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.
  • Nhận diện và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
    Nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động rất cần thiết để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp bảo vệ vững chắc tư tưởng Đảng.
  • Mối quan hệ đang "nồng ấm" giữa báo chí và chuyển đổi số
    Sự ra đời của công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc ngành báo chí, báo hiệu sự chuyển đổi từ các hình thức truyền thống của báo in và phương tiện phát sóng.
  • Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
    Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
  • Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024
    Tối 13/12/2024, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình Vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, hệ sinh thái cho lĩnh vực media: Sigma OTT của Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ số được vinh danh.
  • Chuyển đổi số với báo chí đa nền tảng và bài toán nhân lực
    Khi báo chí đa nền tảng là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí ngày càng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chặt hơn với các cơ sở đào tạo uy tín, thậm chí mời sinh viên về tòa soạn để vừa đào tạo, vừa thực hành là những giải pháp mà một số cơ quan báo chí đã áp dụng và cho hiệu quả ban đầu.
VNPT đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ số, CNTT 24% - 26%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO