Dữ liệu của công dân và doanh nghiệp sau khi được gửi, sẽ được lưu trữ và chia sẻ an toàn giữa các cơ quan có liên quan, loại bỏ các lần gửi trùng lặp.
Chiều 13/10, Văn phòng Chính phủ (VPCP) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về triển khai thỏa thuận khung chiến lược về chương trình xây dựng năng lực trong lĩnh vực chính phủ điện tử (CPĐT) của Việt Nam.
Bày tỏ ấn tượng về những kết quả đạt được trong xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) của Việt Nam, bà Robyn Mudie cho rằng CPĐT đã tạo sự minh bạch, niềm tin của người dân với Chính phủ và tạo đà cho sự phát triển sắp tới của Việt Nam. Trong thời gian tới, Australia tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng CPĐT, tăng hiệu suất trong quản lý nhà nước.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử Bộ, ngành, địa phương diễn ra vào ngày 12/2/2020.
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử sẽ lập 11 đoàn công tác để triển khai kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ đã giao trong Nghị quyết 17 về phát triển Chính phủ điện tử tại 8 bộ, ngành và 18 tỉnh, thành phố.
Nguồn lực đầu tư xây dựng chính phủ điện tử sẽ sớm được khai thông khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động vốn thực hiện nhiệm vụ này.
9 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đạt 1.628 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 53,5 tỷ đồng; hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng Cổng thông tin điện tử của tỉnh và 40 Cổng thành phần của các sở, ngành và UBND cấp huyện. Toàn tỉnh có 2.297 Thủ tục hành chính, trong đó 1.297 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 1, 2; 612 DVCTT mức độ 3; 106 DVCTT mức độ 4.
Văn phòng Chính phủ (VPCP) vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về phân công nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) giữa VPCP và Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT).
Một quan chức Nga cho biết: Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển chính phủ điện tử thông qua việc tư vấn miễn phí, chuyển giao công nghệ và đào tạo các chuyên gia.
Các nhà lãnh đạo thành phố Hà Nội đã trao đổi kinh nghiệm với các nhà lãnh đạo của các thành phố thông minh hàng đầu thế giới cũng như các tập đoàn công nghệ thông tin.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kinh nghiệm của Estonia về chính phủ điện tử là bài học tốt cho Việt Nam và mong muốn tăng cường hợp tác với Estonia trong lĩnh vực này. Việt Nam hoan nghênh các chuyên gia Estonia sang hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử.
Triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và là con đường để tạo lập phồn vinh cho dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ vừa trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV về thực trạng công tác xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay, những vướng mắc, khó khăn và những giải pháp của Chính phủ.