Yên Bái: Điểm sáng trong ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Minh| 26/10/2021 15:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Yên Bái là tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 2025 " (Đề án). Hiệu quả của việc triển khai Đề án này thể hiện ở nhiều khía cạnh như: tăng cường tính công bằng trong tiếp cận máy tính và Internet cho người dân ở vùng DTTS; nâng cấp nền tảng CNTT phục vụ việc quản lý nhà nước về công tác dân tộc hay đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho đồng bào DTTS...

Là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, Yên Bái nằm ở vị trí tiếp nối giữa trung du và miền núi phía Bắc; tổng diện tích tự nhiên 6.886 km, tính đến tháng 12 năm 2019 dân số có 823,034 người, mật độ dân số trung bình 119 người/km với trên 30 dân tộc cùng sinh sống, DTTS chiếm 57,29% dân số toàn tỉnh (dân tộc Tày chiếm 18,28 %, Mông 13,03 %, Dao 12,32 %, Thái 7,54 % còn lại là các dân tộc khác như: Mường, Nùng, Sán Chay, Khơ Mù, Hoa, Phù Lá... ). Toàn tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó 02 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải nằm trong danh sách huyện nghèo của cả nước.

Tăng tính công bằng trong tiếp cận máy tính và Internet cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 197/KH UBND thực hiện Đề án tập trung trên địa bàn 8 huyện, thị xã có đồng bào DTTS sinh sống, thời gian thực hiện đến hết năm 2025 và đến nay, đã đạt được khá nhiều kết quả.

Cụ thể, trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin, chú trọng các lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, UBND tỉnh đang chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các huyện, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Yên Bải nghiên cứu để xây dựng, áp dụng trên địa bàn tỉnh. Hoạt động xây dựng, phát triển các ứng dụng hỗ trợ cảnh báo thiên tai, thảm hoạ, cứu hộ, cứu nạn vùng đồng bào DTTS đã được tổ chức theo dõi các thông số khí tượng theo hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh. Hiện có 05 trạm thủy văn để quan trắc mực nước trên 5 sông chính (Sông Thao, Sông Chảy, Ngòi Hút, Ngòi Thia, Suối Nậm Kim ); 04 trạm Khí tượng, 48 trạm đo mưa lũ và 01 trạm cảnh báo lũ sông Hồng tại Yên Bái; 02 hệ thống thử nghiệm giám sát lũ quét tại Thị xã Nghĩa Lộ và Huyện Văn Chấn.

UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành lồng ghép tổ chức hướng dẫn cho đồng bào DTTS biết cách cài đặt và sử dụng một số ứng dụng về tin tức, sức khoẻ và văn hoá, xã hội trên điện thoại thông minh, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận CNTT và ứng dụng hiệu quả. Nhất là việc ứng dụng CNTT, phục vụ việc Phòng chống dịch COVID - 19.

Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam" do Quỹ Billgate - Melinda tài trợ ( gọi tắt là Dự án BMGF - VN ) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã thực hiện tiếp nhận, duy trì hoạt động của 50 điểm với 325 bộ máy tính phục vụ truy cập Internet và 51 máy in. Trong đó, đầu tư tại Thư viện tỉnh Yên Bái 1 trung tâm đào tạo là bộ 20 máy tính với quy mô 20 máy phục vụ truy cập Internet công cộng và 02 máy in; 08 Thư viện huyện, thị xã, thành phố với quy mô mỗi điểm gồm: 10 máy tính và 01 máy in; 11 Thư viện xã xây dựng nông thôn mới, với quy mô mỗi điểm gồm: 05 máy tính và 01 máy in và đầu tư 30 điểm Bưu điện Văn hóa xã ở vùng sâu, vùng xa với quy mô mỗi điểm gồm 05 máy tính và 01 máy in.

"Việc triển khai dự án BMGF - VN cho tỉnh Yên Bái được đông đảo người dân đón nhận, đã làm tăng cường tính công bằng trong tiếp cận máy tính và Internet cho người dân ở vùng khó khăn, vùng DTTS. Qua đó, người dân ngày càng nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của Internet mang lại cho cuộc sống, đặc biệt là nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc", báo cáo của UBND tỉnh Yên Bái nêu.

Nâng cấp nền tảng CNTT phục vụ việc quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Đây là nội dung quan trọng của Đề án được tỉnh Yên Bái thực hiện khi hệ thống hạ tầng trang thiết bị CNTT được bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hàng năm; sửa chữa, thay mới hoặc bổ sung khi cần thiết. Đồng thời, áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT nhằm đảm bảo kết nối đồng bộ, thông suốt và có khả năng chia sẻ, trao đổi thông tin đảm bảo an toàn, thuận tiện giữa Ban Dân tộc với Uỷ ban Dân tộc và với các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã.

Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền về nhiệm vụ quản lý Nhà nước công tác dân tộc và các chính sách hỗ trợ vùng dân tộc từ xây dựng Đề án, chính sách, kế hoạch, báo cáo, 100% văn bản được UBND các huyện, thị xã gửi qua hệ thống phần mềm, hệ quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp đến các cấp, các ngành và địa phương đảm bảo vận hành nhanh chóng, thuận tiện.

Đào tạo, tuyên truyền ứng dụng CNTT cho người dân và cán bộ thôn, bản

Trong khi đó, thực hiện đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho đồng bào DTTS, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Dân tộc, các Sở, ban, ngành tiến hành lồng ghép tổ chức hướng dẫn, phổ cập các kiến thức về CNTT, cách sử dụng một số phần mềm tiện ích... đến người dân và cán bộ thôn bản, cán bộ xã, huyện qua các buổi kiểm tra nắm tình hình, các lớp bồi dưỡng tập trung hoặc hội nghị trực tuyến. Lồng ghép nội dung trong các lớp dạy tiếng dân tộc, trong các hội nghị đào tạo cản bộ không chuyên trách thôn bản thuộc Dự án Nâng cao năng lực cộng đồng thuộc Chương trình 135; các chương trình công tác, chương trình thiện nguyện, các hoạt động phối hợp của đoàn thể tại các xã vùng đồng bào DTTS.

Theo UBND tỉnh Yên Bái, việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của các huyện, thị xã từng bước được quan tâm. Đến nay 100% cán bộ được đào tạo về CNTT như: Chứng chỉ tin học, chứng nhận qua các lớp đào tạo, tập huấn về ứng dụng CNTT. Phối hợp với Trung tâm CNTT và Truyền thông tỉnh Yên Bái mở các lớp tập huấn về ứng dụng CNTT, an toàn an ninh thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức của huyện, thị xã và cử cán bộ, công chức trong cơ quan tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng CNTT do tỉnh tổ chức. Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm giảng dạy bộ môn Tin học trong các nhà trường để nâng cao khả năng tiếp cận CNTT của học sinh, đặc biệt là các đối tượng học sinh vùng DTTS trên địa bàn.

Trong năm 2019, 2020, riêng Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp, tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng ứng dụng CNTT cho trên 200 cán bộ, công chức, viên chức là DTTS ở các xã thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh.

Trong khi đó, Ban Dân tộc phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên tuyền, tập huấn, hỗ trợ đồng bào DTTS tìm kiếm, sử dụng CNTT và dịch vụ công khuyến khích người dân thường xuyên truy cập Trang Thông tin điện tử, để tra cứu các thông tin thuộc lĩnh vực công tác dân tộc do Ban Dân tộc tỉnh cung cấp...

Để việc triển khai Đề án tiếp tục được hiệu quả, UBND tỉnh Yên Bái đề nghị Uỷ ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các nội dung về ứng dụng, dịch vụ và phát triển nhân lực CNTT, giám sát, bảo đảm an toàn thông tin, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các vùng DTTS của Đề án. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS học hỏi, trao đổi những kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ trên nhiều lĩnh vực, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với những tỉnh còn khó khăn, đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai Hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Yên Bái: Điểm sáng trong ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO