100% các tổ chức XTTM Thừa Thiên Huế được tập huấn ứng dụng CNTT, CĐS

Đỗ Minh| 19/02/2022 21:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong mục tiêu thực nhiện nhiệm chuyển đổi số (CĐS) tổng thể và toàn diện hiện nay, các cơ quan nhà nước, cấp chính quyền thành phố, tỉnh địa, phương (đơn vị) luôn xác định bám sát, triển khai hiệu quả trên 03 trụ cột quan trọng, cốt lõi gồm: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Cũng để triển khai 03 trụ cột trên, nhất là đảm bảo việc thực hiện hiệu quả, thực chất đối với trụ cột CQS, mới đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Hội đồng đánh giá mức độ chính quyền số cấp tỉnh, huyện năm 2021; đồng thời, tỉnh đã ban hành các tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ CĐS cụ thể cho các đơn vị trong tỉnh thực hiện năm nay và những năm tiếp theo.

Cụ thể, tỉnh đã ban hành Quyết định số 376/2022/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng đánh giá mức độ chính quyền số cấp tỉnh, cấp huyện năm 2021 (Hội đồng), gồm 08 thành viên, do ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng và Phó Chủ tịch Hội đồng là ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT.

Theo đó, Hội đồng có nhiệm vụ thẩm tra kết quả đánh giá, tổ chức điều tra xã hội học, xếp hạng mức độ chính quyền số cấp tỉnh, cấp huyện năm 2021; tham mưu UBND tỉnh quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng.

100% các tổ chức XTTM Thừa Thiên Huế được tập huấn ứng dụng CNTT, CĐS - Ảnh 1.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương được đánh giá cao việc áp dụng CNTT trong quản lý nhà nước, đô thị thông minh - (Ảnh minh họa)

Thừa Thiên Huế cũng ban hành hành Kế hoạch số 58/2022/KH-UBND về thực hiện Quyết định 1968/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) giai đoạn 2021 - 2030".

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, tỉnh đạt những mục tiêu cụ thể: 100% các tổ chức xúc XTTM và 1000 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái XTTM số và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin; 100% các tổ chức XTTM và 1000 lượt DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái XTTM số.

Cùng với đó, đảm bảo 100% các tổ chức XTTM và 1000 lượt DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động XTTM và bảo đảm an toàn thông tin; 100% thủ tục hành chính lĩnh vực XTTM đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, với 90% DN hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Trong giai đoạn này, tỉnh hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành XTTM và mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh được hình thành, kết nối, liên thông với CSDL của thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Để đảm bảo các kế hoạch, mục tiêu này, năm 2022, tỉnh tiến hành đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và CĐS trong xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống CSDL XTTM nhằm kết nối hiệu quả với Hệ sinh thái XTTM số… Các năm tiếp theo, tỉnh tích cực thực tham gia hiệu quả Hệ sinh thái XTTM số; hoàn thiện cơ chế, chính sách; nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến ứng dụng CNTT và CĐS trong XTTM; phát triển hạ tầng số…

Như vậy, với những quyết tâm thực hiện nhiệm vụ CĐS mạnh mẽ và việc ban hành các văn bản chỉ đạo cũng như thành lập Hội đồng, chúng ta luôn tin rằng, đây chính là những giải pháp chỉ đạo, hoạch định thiết thực, giúp địa phương tiếp cận, thúc đẩy nhanh, toàn diện quá trình tăng trưởng, phát triển./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
100% các tổ chức XTTM Thừa Thiên Huế được tập huấn ứng dụng CNTT, CĐS
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO