5 startup fintech Việt hứa hẹn tái cấu trúc các dịch vụ tài chính

HL| 16/06/2021 08:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Lĩnh vực khởi nghiệp fintech Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong thập kỷ qua. Với việc tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chính, dân số trẻ và sự thâm nhập điện thoại thông minh ngày càng tăng, Việt Nam mang đến cơ hội lớn cho các nhà phát triển, startup fintech.

Theo các chuyên gia việc hỗ trợ fintech sẽ thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt và cho phép các cá nhân và doanh nghiệp không có ngân hàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

Cơ hội cho các startup fintech tại Việt Nam

Theo báo cáo Fintech Việt Nam 2020, tính đến tháng 10/2020, Việt Nam có 39 nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng được cấp phép, với 5 ví điện tử lớn nhất là MoMo, Payoo, Moca, Zalo Pay và ViettelPay.

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) ước tính có khoảng hơn 10 triệu người dùng ví điện tử ở nước ta năm 2020 trên tổng số 100 triệu dân. Số liệu này cho thấy vẫn còn nhiều cơ hội cho lĩnh vực thanh toán trong nước phát triển với ngày càng nhiều công ty tham gia đầu tư.

Trong khi các startup trong lĩnh vực thanh toán của Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) và không gian tiền điện tử/blockchain là hai phân khúc có mức tăng trưởng mạnh nhất. Hai dịch vụ này có số lượng startup tăng từ ít hơn 5 vào năm 2017 lên hơn 15 trong năm 2020.

5 startup fintech Việt hứa hẹ tái cấu trúc các dịch vụ tài chính - Ảnh 1.

Fintech cũng đã đột phá cách thức hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính ngày nay. Do sự phát triển trong hệ sinh thái fintech của Việt Nam, các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư thiên thần đang chuyển sang hỗ trợ các startup hoạt động hiệu quả nhất.

5 startup fintech hàng đầu tại Việt Nam

Mới đây theo đánh giá techcollectivesea, 5 startup fintech Việt đang có những nỗ lực đáp ứng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

VayMuon

VayMuon là một nền tảng ngang hàng (peer-to-peer) cho phép mọi người nhận các khoản vay từ người khác, loại bỏ sự khắt khe liên quan đến việc vay vốn từ các ngân hàng truyền thống. Đây là hình thức cho vay đầu tiên thuộc loại này ở Việt Nam.

Startup VayMuon đặt mục tiêu đẩy nhanh việc xử lý hồ sơ cho vay nhanh trong nước và số hoá. Sau khi ra mắt vào năm 2017, VayMuon đã kết nối hơn 2 triệu người vay với hơn 400.000 người cho vay tư nhân, đạt tốc độ tăng trưởng 20% mỗi tháng.

5 startup fintech Việt hứa hẹ tái cấu trúc các dịch vụ tài chính - Ảnh 2.

Khởi đầu với vỏn vẹn 5 thành viên, VayMuon.vn hiện có hơn 150 nhân viên làm việc tại 3 văn phòng tại Việt Nam, Myanmar và Campuchia

Vào năm 2019, startup up này đã nhận được một khoản đầu tư mạo hiểm không được tiết lộ từ công ty thương mại điện tử Nexttech Group để đổi lấy 20% vốn chủ sở hữu. VayMuon đã sử dụng đầu tư này để nâng cao công nghệ của mình bằng cách đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, mở rộng hoạt động sang thị trường Campuchia, Thái Lan và Myanmar, đồng thời tận dụng hệ sinh thái đa lĩnh vực của Nexttech Group.

VayMuon cũng đã hợp tác với Nganluong, một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Việt Nam, để mở rộng sang các lĩnh vực fintech khác, bao gồm quản lý khoản vay theo lương, thương mại điện tử và đầu tư chuỗi cung ứng.

MoMo

MoMo là nền tảng eWallet được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cho phép người dùng thực hiện các giao dịch số. Công ty được hình thành từ sự kết hợp giữa mô hình WeChat Pay và Alipay và nó phục vụ cho phân khúc nhân khẩu học trẻ tuổi cũng như những người sống ở các cộng đồng nông thôn. Vào tháng 1/2021, MoMo đã huy động được hơn 100 triệu USD từ 6 nhà đầu tư trong gọi vốn Series D.

5 startup fintech Việt hứa hẹn tái cấu trúc các dịch vụ tài chính - Ảnh 3.

Ảnh: Zing

Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi Warburg Pincus và Goodwater Capital, tiếp theo là Kora Management, Tybourne Capital Management, Affirma Capital Singapore PTE và Macquarie Capital. MoMo có kế hoạch sử dụng số tiền này để xây dựng một ứng dụng điện thoại thông minh tất cả trong một cung cấp nhiều dịch vụ và ra mắt công chúng vào năm 2025. Kể từ khi thành lập, MoMo đã xử lý hàng chục triệu giao dịch cho người dùng và đã ghi nhận sự gia tăng đáng kinh ngạc về lượng khách hàng.

Finhay

Finhay là một công ty fintech giúp thế hệ trẻ xây dựng sự giàu có ổn định. Nền tảng này cho phép người dùng bắt đầu đầu tư chỉ với 50.000 đồng (2 USD) tiền nhàn rỗi. Vào năm 2020, Finhay đã nhận được một khoản đầu tư mạo hiểm 7 con số với Jeffrey Cruttenden, người đồng sáng lập ứng dụng tiết kiệm có trụ sở tại Mỹ, Acorns và Chứng khoán Thiên Việt.

5 startup fintech Việt hứa hẹn tái cấu trúc các dịch vụ tài chính - Ảnh 4.

CEO và người sáng lập của công ty, Nghiêm Xuân Huy đã cho biết Finhay sẽ chuyển các đầu tư cho các sáng kiến giúp thúc đẩy tăng trưởng. Để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các startup fintech khác tại Việt Nam, Finhay đã dùng các thông tin tài chính để đào tạo cho các cá nhân, đặc biệt là thanh niên, về nhu cầu sử dụng các dịch vụ fintech.

Vì hầu hết người Việt Nam chủ yếu quan tâm đến các khoản đầu tư truyền thống như bất động sản và cổ phiếu, finhay đang tiến tới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ tài chính tốt hơn, mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn cho thế hệ trẻ.

eMonkey

eWallet thuộc sở hữu của M-Pay nhằm mục đích cung cấp cho người tiêu dùng một nền tảng thanh toán số an toàn và thân thiện với thiết bị di động. Người dùng có thể tận dụng nền tảng eMonkey để kiểm tra số dư tài khoản, lịch sử giao dịch và thực hiện thanh toán. Vào tháng 12/2019, theo Reuters, Ant Financial đã âm thầm mua lại một số cổ phần của startup này.

5 startup fintech Việt hứa hẹn tái cấu trúc các dịch vụ tài chính - Ảnh 5.

Giao dịch trên eMonkey (Ảnh: vidientu.org)

eMonkey đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian vào năm 2016. Lazada Việt Nam cũng đã kết hợp eMonkey vào nền tảng của mình. Hiện tại, eMonkey cũng đang hợp tác với nhiều ngân hàng và nhà cung cấp viễn thông lớn nhất tại Việt Nam.

ZION

Công ty CP ZION là "bộ não" đằng sau Zalo Pay, một nền tảng cho phép người dùng liên kết các thẻ điện tử của họ để thực hiện các giao dịch ngang hàng bằng cách sử dụng mã QR và NFC. Người dùng cũng có thể tận dụng nền tảng này để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ, hóa đơn tiện ích và nạp tiền trên thiết bị di động. Công ty cũng sở hữu 123Pay và là công ty liên kết của VNG, công ty chuyên về giải trí trực tuyến, nội dung số, thương mại điện tử và mạng xã hội.

5 startup fintech Việt hứa hẹn tái cấu trúc các dịch vụ tài chính - Ảnh 6.

Vào tháng 12/2020, ZION đã phát triển một sản phẩm AI, được gọi là Kiki, dành cho loa thông minh sau khi mô hình hóa các công nghệ của Siri (Apple) và Alexa (Amazon). Sự đổi mới của ZION đã giúp VNG thu hút các nhà đầu tư quốc tế, bao gồm Temasek, Goldman Sachs và GIC, giúp công ty có một tương lai tươi sáng hơn.

Lĩnh vực fintech Việt đang phát triển nhanh chóng với việc các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng hỗ trợ nhiều startup fintech tại Việt Nam. 5 startup fintech triển vọng được đề cập ở trên có tiềm năng lớn để tái cấu trúc các dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Chúng ta có thể mong đợi các startup này tiếp quản không gian fintech trong nước và mở rộng sang toàn bộ khu vực ASEAN nếu họ tiếp tục duy trì được động lực hiện tại./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
5 startup fintech Việt hứa hẹn tái cấu trúc các dịch vụ tài chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO