Chuyển đổi số

AI giúp chuyển đổi nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực bền vững

Ngọc Diệp 20/04/2024 06:28

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp hứa hẹn đảm bảo một tương lai bền vững trong bối cảnh nhu cầu lương thực toàn cầu và những thách thức về biến đổi khí hậu ngày càng tăng.

12-apr.jpeg
AI và các công nghệ khác có thể có tạo ra tác động chuyển đổi đối với nông nghiệp.

AI - Chìa khóa cho an ninh lương thực bền vững

Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt đối với các cộng đồng nông thôn ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, Caribe,... Có hàng loạt vấn đề về môi trường mà nông dân tại những khu vực này đang và sẽ phải đối mặt như: các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, chất lượng đất, quản lý dịch hại, năng suất cây trồng và cơ hội thương mại nông sản. Đồng thời họ còn phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng đối với khả năng phục hồi và sinh kế.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), các chỉ số về biến đổi khí hậu đã đạt mức kỷ lục vào năm 2023, đặc biệt là về nhiệt độ bề mặt và khối lượng khí nhà kính. WMO nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của ngành nông nghiệp trước rủi ro khí hậu và hiện tượng hạn hán, vốn là nguyên nhân gây ra phần lớn thiệt hại và tổn thất trên toàn thế giới, đặc biệt tạo thành một mối đe dọa đáng kể.

Ủy ban Cứu trợ quốc tế (IRC) cũng cho biết hạn hán và mất mùa do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bắt nguồn từ biến đổi khí hậu đang dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trên diện rộng, đặc biệt là ở Đông Phi. Trong khi đó, El Niño - một hiện tượng khí hậu mô tả sự nóng lên bất thường của nước bề mặt ở Thái Bình Dương - đã tác động tiêu cực đến nguồn cung cấp thực phẩm ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh.

An ninh lương thực toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và biến đổi phức tạp do sự kết hợp của các yếu tố khác nhau. Trong một tuyên bố chung ngày 12/4, Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) báo động gần 55 triệu người tại Tây và Trung Phi sẽ phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng trong một vài tháng tới; đồng thời cho biết số người sẽ phải đối mặt với nạn đói trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 đã tăng gấp 4 lần trong 5 năm qua.

Sự bùng nổ của các dự án về AI trong những năm gần đây, ví dụ như ChatGPT, robot hội thoại, đã góp phần giải quyết các thách thức trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Việc ứng dụng AI trong nông nghiệp hứa hẹn đảm bảo một tương lai bền vững trong bối cảnh nhu cầu lương thực toàn cầu và những thách thức về biến đổi khí hậu ngày càng tăng. Các giải pháp AI có thể chuyển đổi phương thức canh tác, nâng cao hiệu quả và khả năng phục hồi. AI được kỳ vọng là nhân tố thay đổi cuộc chơi trong nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần tạo nên một hành tinh khỏe mạnh hơn.

Thị trường AI trong nông nghiệp toàn cầu đạt giá trị 138 triệu USD trong năm 2022. Nhưng vấn đề không chỉ là những con số, đó là về tiềm năng mà công nghệ này nắm giữ. Đến năm 2032, các chuyên gia dự báo thị trường này sẽ tăng vọt lên gần 1,3 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đáng kinh ngạc là 25% trong thập kỷ tới.

Sự tăng trưởng theo cấp số nhân này cho thấy triển vọng và tầm quan trọng của AI trong nông nghiệp. Tuy nhiên, AI không phải là chiếc đũa thần có thể giải quyết mọi vấn đề về an ninh lương thực chỉ sau 1 đêm. Nhưng nó là một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả trong cuộc chiến chống lại những thách thức do biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực đặt ra.

4 giải pháp AI hỗ trợ người nông dân

Ứng dụng AI trong nông nghiệp góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp một cách nhanh chóng qua việc phân tích, giám sát và dự đoán các tác động môi trường khác nhau liên quan đến năng suất và chất lượng cây trồng. Từ đó, hỗ trợ người nông dân đưa ra và thực hiện các quyết định đúng đắn về thời gian và đối tượng canh tác để giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận canh tác.

Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất đối với việc áp dụng rộng rãi AI trong nông nghiệp là khoảng cách số, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi các hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và triển khai các công nghệ.

Để giúp giải quyết vấn đề này, Thử thách đổi mới "AI giúp chống biến đổi khí hậu ở các khu vực nông thôn" đã được triển khai bởi Moonshots for Development (M4D), một liên minh gồm các phòng thí nghiệm đổi mới và liên doanh của các ngân hàng phát triển đa phương. Theo đó có 4 giải pháp AI cho nông dân đã được M4D lựa chọn và hỗ trợ.

Đầu tiên là một chatbot cung cấp lời khuyên theo thời gian thực về quản lý trang trại và sử dụng thuật toán học máy để dự đoán khả năng trả nợ vay và dự báo nhu cầu đầu vào. Nông dân có thể sử dụng chatbot để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, bao gồm cách tối đa hóa tài nguyên của họ và sản lượng mà họ có thể đạt được. Ngoài ra, chatbot còn sử dụng thuật toán học máy để dự đoán khả năng trả nợ vay, dự báo nhu cầu đầu vào và tối ưu hóa giá cả.

Thứ hai là một thị trường carbon đất (soil carbon marketplace) toàn cầu mà nông dân có thể sử dụng để tiếp cận nguồn tài chính. Ngoài ra, sáng kiến này khuyến khích nông dân áp dụng các biện pháp canh tác nông nghiệp cải tiến góp phần cải thiện chất lượng đất.

Thứ ba là một thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời sử dụng AI để phát hiện và dự đoán sự hiện diện của sâu bệnh và mầm bệnh trên cây trồng, cũng như các giải pháp trung hòa carbon có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận để giải quyết những vấn đề này. Thiết bị này giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp và tạo thu nhập cao hơn.

Cuối cùng là một nền tảng được hỗ trợ bởi AI cung cấp lời khuyên cho nông dân về các phương pháp thực hành nông nghiệp bền vững ngoại tuyến và bằng ngôn ngữ của họ thông qua các cuộc gọi thoại đơn giản. Công cụ này cho phép họ đưa ra quyết định sáng suốt và áp dụng các biện pháp thông minh về khí hậu.

Những giải pháp này đã chứng minh tiềm năng chuyển đổi của AI trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng đây không chỉ là về công nghệ. mà còn là về sự hợp tác và hành động tập thể./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam: một trong số ít quốc gia có năng lực sản xuất tấm tấm bán dẫn
    Mới đây, hơn 100 công ty từ Úc và Việt Nam đã hội tụ tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Xanh tại TP. Hồ Chí Minh để thảo luận về năng lượng xanh, công nghệ, giáo dục và tài chính.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Đừng bỏ lỡ
AI giúp chuyển đổi nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO