Ấn Độ xuất khẩu công nghệ chính phủ điện tử
Từ ID sinh trắc học đến hệ thống thanh toán, có rất nhiều thứ chính phủ Ấn Độ có thể cung cấp.
Trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo G20 ở trang 22 trong 29 trang của tuyên bố hồi tháng 9 có một phần về “Chuyển đổi công nghệ và cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số”. Tuyên bố được công bố tại New Delhi và được các nền kinh tế lớn nhất thế giới thông qua. Đây là thuật ngữ thường sử dụng trong các hội nghị thượng đỉnh ngoại giao lớn và cũng là nội dung mà thế giới mong đợi được nghe nhiều hơn vào năm 2024.
Tuyên bố định nghĩa cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số (DPI) là “một tập hợp các hệ thống kỹ thuật số được chia sẻ, cho phép cung cấp dịch vụ ở quy mô xã hội” như các hệ thống nhận dạng sinh trắc học, các thanh toán số và quản lý dữ liệu. Trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã tận dụng nguồn lao động kỹ thuật lành nghề khổng lồ để xây dựng các dịch vụ như vậy cho người dân của mình.
Aadhaar, hệ thống nhận dạng số của Ấn Độ hiện bao phủ gần như toàn bộ dân số 1,4 tỷ người của đất nước này. Các giao dịch trên giao diện thanh toán hợp nhất (United Payments Interface - UPI) đang tăng nhanh với hơn 10 tỷ thanh toán và chuyển khoản được thực hiện vào tháng 8/2023, tăng từ 1 tỷ vào tháng 10/2019.
DigiLocker, một kho lưu trữ trực tuyến các tài liệu như những giấy phép lái xe và những báo cáo thuế đã đã giúp cho việc đối phó với bộ máy quan liêu của Ấn Độ trở nên dễ dàng hơn.
Phấn khích trước sự thành công của những đổi mới trong nước, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi muốn xuất khẩu công nghệ của mình sang các nước nghèo khác.
Thủ tướng Modi coi đó là một phương tiện để mở rộng sự ảnh hưởng của Ấn Độ, của các nhà ngoại giao muốn giành được thiện chí với chi phí thấp và các chuyên gia công nghệ coi đó là sự chứng thực cho khả năng của họ.
Nhưng để gặt hái những thành quả này, Ấn Độ cần một cơ chế để thể chế hóa những nỗ lực của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, Ấn Độ vẫn dựa vào các thỏa thuận song phương, đây là một cách giải quyết chậm hơn và ít “hào nhoáng” hơn.
G20 mang đã đến một nền tảng hoàn hảo để nâng cao cấu hình của DPI. Trong số những thành tựu của Ấn Độ tại hội nghị thượng đỉnh là việc thông qua khuôn khổ “phát triển, triển khai và quản lý DPI” cũng như thông qua kế hoạch của nước này về kho lưu trữ cho các sản phẩm DPI trên toàn cầu. Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và quỹ Bill & Melinda Gates cùng nhiều tổ chức khác cũng đã nhận được sự ủng hộ.
Mục tiêu chủ yếu của chính phủ Ấn Độ là hướng tới Châu Phi và Châu Á. Vào năm 2024, dự báo hệ thống nhận dạng hoặc các công nghệ thanh toán của Ấn Độ sẽ được áp dụng nhiều hơn. Sự liên kết giữa UPI và các hệ thống trong nước của các quốc gia khác sẽ gia tăng, đặc biệt là những quốc gia có nhiều người di cư Ấn Độ, giúp việc chuyển tiền của họ trở nên dễ dàng hơn.
Khả năng áp dụng công nghệ của Ấn Độ ngày càng tăng cũng sẽ mang lại sự giám sát chặt chẽ hơn. Một số hệ thống số của Ấn Độ, bao gồm cơ sở dữ liệu tiêm chủng và hệ thống nhận dạng đã tỏ ra dễ bị rò rỉ dữ liệu. Và sự thành công của UPI làm mờ đi thực tế là các nhà cung cấp của họ vẫn chưa tìm ra cách tính phí người dùng mà không làm người bán và người mua rời xa nhau.
Không phải quốc gia nào cũng có đủ năng lực kỹ thuật để triển khai và duy trì các dự án kỹ thuật số phức tạp mà không cần sự hỗ trợ tốn kém từ bên ngoài. Vào năm 2024, Ấn Độ hy vọng công nghệ của mình sẽ được vang danh và cũng đã đến lúc để kiểm tra chất lượng của các công nghệ này./.