An Giang thực hiện 5 biện pháp thiết thực để đảm bảo ATTT

Ngọc Minh| 17/04/2020 08:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Các cơ quan nhà nước (CCNN) tại An Giang đang áp dụng các phương án an toàn thông tin (ATTT) phù hợp, có khả năng thích ứng, chủ động, linh hoạt, giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất ATTT trên mạng, sẵn sàng các giải pháp phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố về ATTT mạng.

Tỉnh An Giang đảm bảo an toàn thông tin cấp độ III - Ảnh 1.

Đó là một trong những mục tiêu mà Kế hoạch đảm bảo ATTT trong hoạt động của CQNN  trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 - 2020 đã đề ra.

Ngoài ra, liên quan đến lĩnh vực ATTT trong hoạt động của CQNN, tỉnh An Giang còn đề ra các mục tiêu khác như: đào tạo, huấn luyện, diễn tập, phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao về ATTT; Nâng cao năng lực chuyên môn về an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT trong toàn Tỉnh; Tăng cường năng lực và tổ chức hoạt động cho Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính của Tỉnh.

An Giang cũng đã chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATTT mạng. 

Chính những từ những hoạt động hiệu quả và thiết thực này mà trong nhiều năm qua các hoạt động liên quan đến thông tin trong các cơ quan quản lý của nhà nước luôn được an toàn, thông suốt và không có bất cứ sự cố máy tính và mạng nào xảy ra.

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đóng vai trò nòng cốt

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu nói trên, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã phân công Sở TT&TT (Cơ quan thường trực Đội ứng cứu ATTT máy tính Tỉnh) là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khác, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. 

Sở TTTT có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai kế hoạch này, định kỳ 6 tháng tổng hợp, báo cáo công tác đảm bảo ATTT về UBND Tỉnh, Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền Điện tử Tỉnh.

Ngoài ra, nhiệm vụ của Sở TT&TT tỉnh An Giang còn là phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí cụ thể cho các nhiệm vụ ứng dụng CNTT bảo đảm ATTT triển khai trên địa bàn Tỉnh; Thực hiện giám sát và cảnh báo cho các thành viên mạng lưới tại địa phương, đơn vị các nguy cơ mất ATTT; hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong xử lý các sự cố mất an toàn thông tin; Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác đảm bảo ATTT trên địa bàn tỉnh, báo cáo kết quả về Bộ TT&TT, UBND Tỉnh, Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử Tỉnh theo quy định.

Ngoài sở TT&TT, một loạt các đơn vị khác như: Sở Nội vụ, Công an Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet... cũng là nhưng đơn vị có trách nhiệm tham gia vào nhiệm vụ đảm bảo ATTT trong hoạt động của CQNN trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời giam vừa qua. 

5 việc làm cụ thể nhằm đảm bảo ATTT tại An Giang

Theo kế hoạch đảm bảo ATTT trong hoạt động của CQNN trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 - 2020, tỉnh An Giang sẽ thực hiện 5 việc làm cụ thể như sau:

Đảm bảo ATTT cho hệ thống thông tin tỉnh theo cấp độ III

Các đơn vị có liên quan, trong thời gian qua đã thực hiện rà soát hệ thống, trang thiết bị của Trung tâm dữ liệu tỉnh, từng bước đầu tư, trang bị đáp ứng theo yêu cầu của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và Thông tư số 85/2016/NĐ-CP an toàn hệ thống thông tin" ngày 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Kiện toàn đội ứng cứu ATTT máy tính

Kiện toàn nhân sự và điều chỉnh tên Đội ứng cứu ATTT máy tính nhằm đáp ứng theo yêu cầu của Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg. Tỉnh An Giang cũng đã ban hành thay thế Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu an toàn máy tính phù hợp với thành viên Đội và tình hình mới. Đồng thời nâng cao năng lực, cơ sở vật chất cho đơn vị chuyên trách ATTT của Tỉnh; đầu tư trang bị các thiết bị chuyên dùng cho đội ứng cứu sự cố ATTT của Tỉnh, bảo đảm đủ điều kiện tác nghiệp trong các trường hợp khẩn cấp, mất ATTT.

Tỉnh đã xây dựng Đề án nâng cao năng lực đảm bảo ATTT của tỉnh An Giang giai đoạn 2019 - 2025, nhằm đảm bảo xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao về ATTT, bao gồm chuyên trách và bán chuyên trách phù hợp với yêu cầu thực tế. 

Theo đó, chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên trách CNTT sẽ được tổ chức thực hiện; hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách ATTT từ cấp tỉnh đến cấp xã; Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn về ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức các CQNN, cơ quan Đảng trên địa bàn Tỉnh; Tham gia các lớp tập huấn chuyên ngành về ATTT do các bộ, ngành Trung ương tổ chức; Đầu tư củng cố các hệ thống, trang thiết bị, phần mềm đảm bảo công tác ATTT trên địa bàn Tỉnh.

Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức đảm bảo ATTT trong việc sử dụng trang thiết bị, điện thoại, máy tính

Các cơ quan có trách nhiệm tại An Giang luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các văn bản của Chính phủ, của tỉnh về ATTT cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân biết và thực hiện

Việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cần được thực hiện như: báo, đài, cổng thông tin điện tử tỉnh và các cổng thông tin điện tử thành phần,… các nội dung, hướng dẫn kỹ năng sử dụng trang thiết bị, điện thoại, máy tính giúp phòng tránh các rủi ro về ATTT trên môi trường mạng trong bối cảnh an ninh mạng luôn bị đe doạ như hiện nay.

Đảm bảo hạ tầng ATTT hệ thống trung tâm tích hợp dữ liệu

Tỉnh An Giang đã thực hiện tốt việc triển khai giám sát an toàn hệ thống thông tin theo Thông tư 31/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ TT&TT về giám sát an toàn hệ thống thông tin. Các đơn vị có trách nhiệm cũng thường xuyên kiểm tra, rà soát các lỗ hổng bảo mật, ATTT trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử các CQNN trên địa bàn Tỉnh, phối hợp triển khai trong các cơ quan Đảng. 

Bên cạnh đó, các đơn vị việc xây dựng các giải pháp và tổ chức khắc phục lỗ hổng, điểm yếu có rủi ro gây mất ATTT; Đảm bảo hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, các hệ thống mạng LAN, máy chủ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện đều kết nối mạng chuyên dùng; Trang bị giải pháp an toàn, bảo mật nhằm bảo đảm ATTT trên môi trường mạng.

Nhiều năm qua, tỉnh An Giang cũng đã thường xuyên đầu tư nâng cấp trang thiết bị trung tâm tích hợp dữ liệu, sao lưu dữ liệu dự phòng cho các hệ thống ứng dụng CNTT như: hệ thống email công chức, các cổng thông tin điện tử, một cửa điện tử, hệ thống họp trực tuyến… đảm bảo an toàn dữ liệu ở mức cao nhất. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
An Giang thực hiện 5 biện pháp thiết thực để đảm bảo ATTT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO