Diễn đàn

Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Thông tin Singapore: Thúc đẩy chương trình nghị sự số quốc gia

Hoàng Linh 08:42 07/12/2024

Từ ngày 8/7/2024, Bộ Truyền thông và Thông tin (MCI), Singapore đã được đổi tên là Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Thông tin (MDDI) với mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số để chuyển đổi nền kinh tế và cải thiện cuộc sống cho mọi người trong xã hội.

vpcp-singapore-2.png
Văn phòng Thủ tướng Singapore cho biết tên mới của Bộ Truyền thông và Thông tin (MCI) là Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Thông tin (MDDI) phản ánh vai trò của bộ trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự kỹ thuật số quốc gia của Singapore. (Ảnh: ST)

Đổi tên Bộ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia

Khi công bố việc đổi tên vào ngày 13/5/2024, Văn phòng Thủ tướng Singapore cho biết trong một tuyên bố: “Tên mới của Bộ phản ánh vai trò của Bộ trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự kỹ thuật số quốc gia của Singapore. Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Thông tin cũng sẽ tiếp tục giám sát chính sách và chiến lược thông tin, phát triển phương tiện truyền thông và các nỗ lực truyền thông công cộng”.

Trong buổi họp báo ngày 13/5 để công bố Nội các mới của Singapore, Phó Thủ tướng (được chỉ định kế nhiệm ông Lý Hiển Long) Lawrence Wong cho biết sự thay đổi này không chỉ là một hoạt động đổi tên mà còn đánh dấu sự thay đổi đáng kể về định hướng tư duy.

Cụ thể, sự thay đổi này nhằm đưa ra tín hiệu mạnh mẽ và thúc đẩy các nỗ lực số hóa của Singapore.

“Các công nghệ số sẽ là động lực to lớn giúp Singapore chuyển đổi nền kinh tế và cải thiện cuộc sống cho mọi người trong xã hội”, ông Lawrence Wong cho biết.

Các chiến lược số hóa quốc gia của Singapore bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI) và nhiều công nghệ khác áp dụng cho nhiều ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN)...

“Vì vậy, thay vì thực hiện các chức năng riêng lẻ, chúng tôi nghĩ rằng về mặt hành chính, tốt hơn là tập trung những nỗ lực này lại với nhau như một phần của chiến lược kỹ thuật số quốc gia thống nhất”, ông Lawrence Wong nói.

Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Josephine Teo cho biết sự thay đổi này là “một động thái có ý nghĩa và kịp thời” để phản ánh chương trình kỹ thuật số rộng hơn của MCI và thừa nhận những cơ hội và thách thức mới trong kỷ nguyên số.

Bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế số của Singapore và các lĩnh vực như khả năng sẵn sàng và bao trùm số, MDDI cũng thực hiện chức năng giám sát an ninh mạng và quy định về cơ sở hạ tầng số, bảo vệ dữ liệu và nội dung trực tuyến, Bộ trưởng Josephine Teo cho biết trong một bài đăng trên trên Facebook.

“MDDI cũng thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng các công nghệ và năng lực số, bao gồm cả việc số hóa các dịch vụ của chính phủ. MDDI tiếp tục giám sát chính sách và chiến lược thông tin, bao gồm cả việc điều phối chính sách thông tin toàn chính phủ, phát triển phương tiện truyền thông và các nỗ lực truyền thông công cộng”, Bộ trưởng Josephine Teo cho biết thêm.

Việc đổi tên là động thái mới nhất trong một loạt các động thái trong thập kỷ qua. Vào tháng 10/2023, Cơ quan Quốc gia thông minh và Chính phủ số (SNDGG) đã sáp nhập với cơ quan phát triển kỹ thuật số của MCI để thành lập cơ quan Quốc gia thông minh mở rộng.

Lý do sáp nhập là để Singapore có vị thế tốt hơn trong việc đáp ứng hiệu quả các cơ hội và thách thức mới trong quá trình phát triển kỹ thuật số.

Do bản chất xuyên suốt của quá trình phát triển kỹ thuật số, SNDGG và MCI đã phải hợp tác chặt chẽ để thiết kế và triển khai các chiến lược kỹ thuật số quốc gia và chính phủ.

SNDGG ban đầu được thành lập theo Văn phòng Thủ tướng vào tháng 5/2017 để thúc đẩy và điều phối các nỗ lực quốc gia thông minh và số hóa trong Chính phủ Singapore.

MCI được thành lập vào năm 1985, để kết hợp bộ phận thông tin của Bộ Văn hóa Singapore khi đó. Năm 1990, MCI được đổi tên thành Bộ Thông tin và Nghệ thuật (Mita), tiếp quản bộ phận các vấn đề văn hóa của Bộ Phát triển Cộng đồng.

Năm 2001, MITA được đổi tên thành Bộ Thông tin, Truyền thông và Nghệ thuật (MICA) sau khi tiếp quản các chức năng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông thuộc Bộ Truyền thông và CNTT trước đây, được thành lập 2 năm trước đó.

Động thái này là một phần trong nỗ lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách đưa các cơ quan khác nhau phụ trách lĩnh vực thông tin truyền thông trong nước vào một bộ duy nhất.

Trước đó, năm 2012, bộ này được đổi tên thành Bộ Truyền thông và Thông tin, sau khi tái cấu trúc MICA, cũng như Bộ Phát triển Cộng đồng, Thanh niên và Thể thao.

Khi đó, Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Yaacob Ibrahim đã nói rằng một trong những mục tiêu của việc tái tổ chức là thúc đẩy sự phát triển của truyền thông trong nước trong bối cảnh Internet phát triển, bên cạnh việc giám sát truyền thông công cộng và thúc đẩy lĩnh vực thông tin truyền thông của Singapore.

4 nhiệm vụ chính để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Singapore

Bộ Phát triển và Thông tin Kỹ thuật số (MDDI) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy nhiệm vụ kỹ thuật số của Singapore trong 4 lĩnh vực chính: Kinh tế số; Chính phủ số; An ninh số và Xã hội số.

Trọng tâm của những nỗ lực này là sáng kiến ​​Quốc gia thông minh (Smart Nation), một chương trình toàn quốc nhằm thúc đẩy các DN, chính phủ, cộng đồng và công dân Singapore thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS) của Singapore.

Thúc đẩy kinh tế số

Nền kinh tế số đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho Singapore, đóng góp giá trị gia tăng là 106 tỷ đô la Singapore, tương đương 17% GDP của Singapore vào năm 2022, tăng từ 13% vào năm 2017.

Trang bị cho các DN nắm bắt cơ hội trong tương lai số

MDDI tiếp tục hỗ trợ các DN trong hành trình số hóa, để chuyển đổi DN và đổi mới. Các DN Singapore đã đạt được tiến triển tốt trong việc ứng dụng các công nghệ số. Kế hoạch DN số được xây dựng sau khi tham vấn với nhiều bên liên quan, bao gồm các DN nhỏ và vừa, các nhà lãnh đạo ngành, nhà cung cấp giải pháp và các hiệp hội thương mại để thúc đẩy các DN Singapore trong quá trình số hóa tiếp theo.

Kế hoạch nêu rõ sự hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa và người lao động (NLĐ) trong 4 lĩnh vực trọng tâm, trao quyền cho DN: (a) Làm việc thông minh hơn thông qua việc khai thác AI; (b) Mở rộng quy mô nhanh hơn thông qua các giải pháp số tích hợp; (c) An toàn hơn bằng cách tăng cường khả năng phục hồi mạng của DN; và (d) Nâng cao kỹ năng cho NLĐ để được hưởng lợi đầy đủ từ các giải pháp số.

digital_enterprise_blueprint_infographic.jpg

Để đạt được mục tiêu này, MDDI tiếp tục hợp tác với các đối tác và tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan, nhằm trao quyền cho các DN và NLĐ bằng chuyên môn, nguồn lực, mạng lưới và công nghệ phù hợp.

MDDI cũng sẽ nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái tin cậy và có khả năng phục hồi số, cho phép các DN có khả năng cạnh tranh và mở rộng ra ngoài biên giới.

Trao quyền cho người dân thông qua việc đào tạo lại và nâng cao kỹ năng để tiếp cận các công việc công nghệ tốt

MDDI tiếp tục giúp người dân Singapore nâng cao trình độ kỹ thuật số cũng như tiếp cận các cơ hội tốt trong lĩnh vực công nghệ. Thông qua các chương trình TechSkills Accelerator (TeSA), Singapore sẽ trao quyền cho NLĐ, cả trong lĩnh vực TT&TT và trên toàn nền kinh tế, để nâng cao trình độ và đào sâu trình độ của họ trong các lĩnh vực có nhu cầu cao như AI, 5G và an ninh mạng.

MDDI tiếp tục hợp tác với Bộ Nhân lực và Bộ Giáo dục, cũng như các đối tác trong ngành, để đảm bảo rằng các cơ hội tốt vẫn có thể tiếp cận được với tất cả mọi người, thông qua các sáng kiến ​​như TechSkills Accelerator cho Liên minh ITE và Polytechnics và Bản đồ chuyển đổi việc làm TT&TT (Information and Communications Job Transformation Map).

Chính phủ số: Số hoá đến gốc rễ và phục vụ bằng cả trái tim

Tầm nhìn của MDDI về Chính phủ số là "số hóa đến tận gốc rễ và phục vụ bằng cả trái tim" (digital to the core, and serves with heart).

Số hóa là phương tiện hiệu quả để Chính phủ phục vụ người dân với sự đồng cảm lớn hơn, thông qua việc thiết kế các chính sách và dịch vụ toàn diện, liền mạch và được cá nhân hóa cho tất cả mọi người.

cp-so-singapore.jpg

Kế hoạch Chính phủ số (277kb) phác thảo 15 chỉ số hiệu suất chính (KPI) để đo lường tiến độ số hóa của Chính phủ. Một số KPI này, được đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2023, bao gồm:

- 70% hệ thống Chính phủ đủ điều kiện sẽ được lưu trữ trên các nền tảng đám mây thương mại;

- 90 - 95% giao dịch sẽ được hoàn thành kỹ thuật số từ đầu đến cuối (toàn trình);

- 100% dịch vụ sẽ được điền sẵn dữ liệu đã được Chính phủ xác minh;

- Chia sẻ dữ liệu cho các dự án liên cơ quan phải được hoàn thành trong thời gian không quá 7 ngày làm việc;

- Tất cả các viên chức nhà nước phải có các kỹ năng cơ bản về hiểu biết số.

Các chính sách và sáng kiến ​​mới liên tục được bổ sung vào Kế hoạch Chính phủ số (Digital Government Blueprint - DGB) để giúp MDDI lập biểu đồ về xu hướng thay đổi nhanh chóng của công nghệ và các sự kiện thế giới.

20.000 viên chức đã được đào tạo về phân tích dữ liệu và khoa học dữ liệu, đạt được mục tiêu ban đầu và một KPI mới đang được xem xét.

Cả 20 Bộ thuộc Chính phủ Singapore đã đệ trình kế hoạch sử dụng AI, đạt được mục tiêu mở rộng số hóa trong Chính phủ.

An ninh mạng và bảo mật dữ liệu trong khu vực công

Chính phủ cam kết đảm bảo an ninh cho các hệ thống của mình và dữ liệu được công chúng giao phó. Các nguyên tắc thiết kế an toàn được áp dụng để bảo vệ các hệ thống của Chính phủ khỏi các mối đe dọa an ninh mạng.

MDDI sẽ đảm bảo rằng dữ liệu của công dân được xử lý cẩn thận và bảo vệ dữ liệu theo các tiêu chuẩn cao áp dụng cho khu vực công và các nhà cung cấp bên thứ ba.

Phòng thủ số

Trong bối cảnh số hóa nhanh chóng, Singapore xác định người dân phải nhận thức được việc phòng thủ trong lĩnh vực số. Là một phần của Phòng thủ toàn diện, phòng thủ số (digital defence) yêu cầu người dân Singapore phải: (a) Thực hành các thói quen an ninh mạng tốt; (b) bảo vệ chống lại tin giả và thông tin sai lệch; và (c) xem xét tác động của các hành động của MDDI đối với cộng đồng.

phong-thu-so.png

Xây dựng một xã hội số toàn diện

MDDI thiết lập mục tiêu xây dựng một xã hội an toàn và toàn diện, nơi người dân Singapore được trao quyền và trang kỹ năng để khai thác các cơ hội và lợi ích từ sự phát triển.

Vì thế, MDDI hợp tác với các cơ quan, Cơ quan Phát triển Truyền thông Thông tin (IMDA) và Hội đồng Thư viện Quốc gia (NLB), để giám sát và cung cấp các chương trình và sáng kiến ​​​​nhằm đảm bảo rằng dân dân Singapore, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, được trang bị:

Truy cập số: kết nối Internet và các thiết bị cần thiết để tham gia xã hội

Kỹ năng số: Việc xoá mù và nâng kỹ năng sử dụng công nghệ trong cuộc sống hàng ngày của họ.

MDDI cũng xác định cách tiếp cận là "số hóa trước tiên" (digital first) thay vì chỉ "số hóa" (digial only) là việc quan trọng để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau và mọi người dân đều có thể tham gia xã hội ngày càng phát triển./.

Theo Straitstimes, MDDI
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Đánh giá, công bố chất lượng dịch vụ bưu chính sát thực hơn trong năm 2025
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương yêu cầu Vụ Bưu chính tiếp tục triển khai đánh giá, công bố chất lượng, đảm bảo sát thực hơn, phản ánh tốt hơn về chất lượng dịch vụ bưu chính.
  • Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57
    Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, các lĩnh vực TT&TT cần đột phá, cách mạng trong thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW.
  • 100% quy trình, nghiệp vụ của Quốc hội được thực hiện trên môi trường số
    Hướng đến mục tiêu xây dựng, vận hành, phát triển cơ quan Quốc Hội Việt Nam hiện đại, hiệu quả, bền vững, Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 về xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030.
  • Bưu điện Việt Nam 6 năm liền ghi danh trong “Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam”
    Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của hơn 4 vạn người Bưu điện, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tiếp tục khẳng định giá trị, sứ mệnh dẫn dắt của doanh nghiệp bưu chính quốc gia.
  • Lần đầu tiên tại Việt Nam: Đọc báo Tết trên bưu thiếp
    Tạp chí Ngày Nay vừa giới thiệu tấm bưu thiếp chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 có gắn chip định danh, được tích hợp trí tuệ nhân tạo. Bằng kết nối NFC trên điện thoại với tấm bưu thiếp này, người dùng có thể đọc ấn phẩm Tết của Tạp chí Ngày Nay, nhận lời chúc bằng giọng nói dành cho chính chủ nhân tấm bưu thiếp, tự tạo thiệp chúc mừng năm mới bằng AI…
  • Malaysia triển khai nhiều chương trình để phổ cập AI diện rộng trong năm 2025
    Bộ Kỹ thuật số Malaysia đã đưa việc nâng cao nhận thức về trí tuệ nhân tạo vào chương trình nghị sự chính cho năm 2025, nhằm đảm bảo người dân Malaysia có thể khai thác đầy đủ lợi ích của các công nghệ số đang phát triển nhanh chóng.
  • AWS ra mắt Region châu Á - Thái Bình Dương và đầu tư lớn tại Thái Lan
    Region mới thể hiện cam kết dài hạn của AWS trong việc đáp ứng nhu cầu cao về dịch vụ đám mây tại Thái Lan và trên khắp châu Á - Thái Bình Dương
  • Kỷ nguyên AI PC với công nghệ NPU chuyên dụng
    Ngày 8/1/2025, Dell Technologies chính thức ra mắt loạt sản phẩm AI PC thế hệ mới, được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa hiệu suất làm việc và sáng tạo của người dùng, đồng thời đơn giản hóa quá trình phát triển ứng dụng AI cho lập trình viên và các nhà quản trị hệ thống CNTT.
  • Tăng cường vai trò truyền thông chính sách trong phát triển xanh
    Cùng với sự kiên định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại, bao trùm và xuyên suốt, Việt Nam đang có nhiều nỗ lực chuyển đổi và phát triển Xanh như một định hướng ưu tiên và giải pháp quan trọng để phát triển nhanh, bền vững đất nước theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra... Trên hành trình đó, không thể thiếu được sự đồng hành của báo chí…!
  • Ra mắt cuốn sách “Hành trình vì hòa bình" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
    Ngày 8/1, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân chủ trì phối hợp Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và gia đình Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tổ chức lễ ra mắt cuốn sách "Hành trình vì hòa bình" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng.
Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Thông tin Singapore: Thúc đẩy chương trình nghị sự số quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO