Bộ TT&TT nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Giao dịch điện tử

Trường Thanh| 07/04/2022 08:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn; tổ chức thực hiện và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ trong Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa ký Quyết định số 42/QĐ-BCĐCCHC ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban Chỉ đạo.

Mục tiêu của Kế hoạch là nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành của các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ trong công tác CCHC, tạo đột phá trong CCHC năm 2022.

Đồng thời, Kế hoạch nhằm gắn kết công tác CCHC của các bộ, ngành, địa phương với việc xây dựng  CPĐT, Chính phủ số; tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ CCHC; nâng cao chất lượng, hiệu quả của CCHC....

Bộ TT&TT nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Giao dịch điện tử - Ảnh 1.

Mục tiêu của Kế hoạch gắn kết công tác CCHC của các bộ, ngành, địa phương với việc xây dựng CPĐT, Chính phủ số...

Kế hoạch nêu rõ, về công tác chỉ đạo, điều hành, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các nội dung CCHC theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; tăng cường giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC; tăng cường công tác tuyên truyền CCHC; giải quyết các kiến nghị của bộ, ngành, địa phương liên quan đến CCHC.

Quý II năm 2022, Bộ Nội vụ triển khai xác định và công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 và Chỉ số CCHC năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC một cửa cấp huyện từ ngày 01/12/2022

Kế hoạch cũng nêu rõ, về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính (TTHC), năm 2022, các bộ, ngành và địa phương kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC, điều kiện kinh doanh.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tiếp tục tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025, bảo đảm chỉ tiêu cắt giảm, đơn giản hóa số quy định, chi phí tuân thủ, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đạt ít nhất 10%.

Văn phòng Chính phủ (VPCP) trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ giữa các cơ quan HCNN; hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thống kê, rà soát, đơn giản hóa, công bố, công khai TTHC nội bộ giữa các HCNN với nhau; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa cấp bộ, cấp tỉnh từ ngày 01/6/2022, tại Bộ phận Một cửa cấp huyện từ ngày 01/12/2022 theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, VPCP trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết TTHC; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN) trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tại các bộ, ngành, địa phương dựa trên dữ liệu và theo thời gian thực.

Hội đồng tư vấn cải cách TTHC tổ chức đối thoại với DN; nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách cơ chế, chính sách, TTHC; cho ý kiến về phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành do các bộ, ngành đề xuất; khảo sát, đánh giá và công bố thường niên Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân TTHC.

Bộ TT&TT nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Giao dịch điện tử

Về xây dựng và phát triển CPĐT, Chính phủ số, Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn; tổ chức thực hiện và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ trong Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CPĐT hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; 

Đồng thời, tổ chức thực hiện và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ trong Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Các bộ, ngành và địa phương triển khai hiệu quả mô hình DVCTT; rà soát, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất Cổng Dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương, tích hợp, cung cấp 100% các DVCTT trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG); thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN.

VPCP tiếp tục phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp DVCTT cho người dân, DN, gồm: Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ; Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Cổng DVCQG; vận hành Cơ sở dữ liệu và Cổng tham vấn quy định kinh doanh./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Từ Telco đến Techco: Mở ra kỷ nguyên đổi mới chuyển đổi số ngành Viễn thông
    Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khai thác viễn thông Telco chủ yếu tập trung vào kết nối, với các thiết bị của người dùng cuối sử dụng tài nguyên mạng. Tuy nhiên, bối cảnh đã thay đổi kể từ đó, với một lượng lớn nội dung hiện được tạo ra bởi các ứng dụng như dịch vụ truyền thông qua mạng (OTT), nền tảng trực tiếp đến người tiêu dùng và các dịch vụ truyền thông khác.
  • Phát triển cáp quang biển trên thế giới năm 2024: Một năm “khốc liệt”
    Năm 2024 kết thúc với việc lần đầu tiên Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm tư vấn cáp quang biển của tổ chức này (United Nations Submarine Cable Advisory Group). Nhóm có mục tiêu xây dựng các thỏa thuận về các biện pháp thực thi tốt nhất để bảo vệ cáp quang biển trên thế giới.
  • Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
    Văn học nghệ thuật không chỉ là di sản văn hóa quý báu mà còn là công cụ hiệu quả để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới. Thông qua những tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo, lịch sử hào hùng và vẻ đẹp con người Việt Nam, chúng ta có thể giới thiệu nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống tới bạn bè quốc tế.
  • Để các giải pháp an ninh mạng Make in Viet Nam chiếm lĩnh thị trường?
    Mặc dù có khá đầy đủ những sản phẩm, giải pháp an ninh mạng như bảo vệ đường truyền, tường lửa, giám sát, phát hiện tấn công và chống tấn công… nhưng các giải pháp an ninh mạng của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường cũng như cạnh tranh với các giải pháp nước ngoài.
  • Những dấu ấn của MobiFone trong năm 2024
    Năm 2024, MobiFone ghi nhận nhiều thành tích xuất sắc trên hành trình chuyển mình trở thành doanh nghiệp công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Bộ TT&TT nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Giao dịch điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO