Bộ TT&TT tăng tốc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Yên Viên| 30/04/2020 16:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Đây là mức độ cao nhất được Bộ TT&TT thực hiện và cung cấp hoàn toàn qua mạng. Theo đó, tổng số 149 dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2, 3 sẽ được Bộ TT&TT nâng cấp lên mức 4 trong năm nay.

Quyết tâm thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Chỉ cách nhau trong vòng chưa đầy một tháng, Bộ TT&TT đã ban hành hai văn bản: Công văn số 929/BTTTT-THH về việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 (ngày 19/3/2020) và Quyết định số 684/QĐ-BTTTT phê duyệt kế hoạch triển khai DVCTT độ 4 năm 2020 của Bộ (16/4/2020). Điều đó cho thấy sự quyết tâm cao của ngành TT&TT, nhất là sự chỉ đạo tích cực của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong việc đổi mới, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), góp phần phát triển, hiện đại ngành TT&TT xứng đáng là đơn vị đầu tàu về công nghệ số.

Bộ Thông tin và Truyền thông: “Tăng tốc” thực hiện Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 - Ảnh 1.

Bộ TT&TT triển khai Kế hoạch cung cấp DVCTT trên tinh thần quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả (Ảnh minh họa)

Điều này góp phần quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

Có thể nói Công văn số 929/BTTTT-THH chính là văn bản quan trọng, góp phần định hướng cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể tối ưu hóa việc triển các biện pháp trong cung cấp DVCTT.

Và Quyết định số 684/QĐ-BTTTT, chính là văn bản hành chính được chuẩn hóa, lượng hóa bằng số, là cơ sở, nền tảng để ngành TT&TT hoàn thành các cam kết thực hiện tốt kế hoạch và mục tiêu hoàn thành DVCTT mức độ 4 trong năm nay.

Tăng 61 DVCTT mức độ 4 trong tháng 3, phấn đấu cuối năm tăng 149 DVCTT mức độ 4

Tại cuộc họp với các đơn vị cung cấp Dịch vụ công (DVC) của Bộ ngày 6/3, Trung tâm Thông tin Bộ TT&TT cho biết: Tổng số DVCTT của Bộ là 206; trong đó 118 DVCTT mức độ 2, 27 DVCTT mức độ 3 và 61 DVCTT mức độ 4. Có 83 DVCTT (chiếm gần 40%) phát sinh hơn 12 hồ sơ/1 DVCTT trong năm, trong đó, 41 DVCTT mức độ 2; 14 DVCTT mức độ 3 và 28 DVCTT mức độ 4.

Tổng số DVCTT có phát sinh hồ sơ trực tuyến trong năm hơn 30%: DVCTT mức độ 3 là 6/27; DVCTT mức độ 4 là 4/61. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến năm 2019 của cả Bộ là 33%.

Bộ Thông tin và Truyền thông: “Tăng tốc” thực hiện Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 - Ảnh 2.

Tăng 61 DVCTT mức độ 4 trong tháng 3, phấn đấu cuối năm tăng 149 DVCTT mức độ 4.

Phát huy hơn nữa kết quả thực hiện nhiệm vụ DVCTT, Bộ TT&TT phấn đấu đạt mục tiêu cung cấp đầy đủ 100% các DVCTT thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ ở mức độ 4.

Bên cạnh đó, Bộ quyết tâm hoàn thành tỷ lệ TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số DVCTT mức 3, 4 (đạt từ 50% trở lên) và tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến hàng năm tăng gấp đôi trong giai đoạn 2020 – 2021 (đạt từ 40% trở lên) .

Đặc biệt, Bộ đề ra mục tiêu năm 2020, quyết tâm cung cấp 149 DVCTT mức độ 4 trên các lĩnh vực: Bưu chính - CNTT (6 dịch vụ); Khoa học và Công nghệ (2 dịch vụ); Báo chí (15 dịch vụ); Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (41 dịch vụ); Xuất bản, In và Phát hành (24 dịch vụ); An toàn thông tin - Tần số vô tuyến điện (8 dịch vụ); Viễn thông (32 dịch vụ); Chứng thực điện tử quốc gia (5 dịch vụ), Internet (2 dịch vụ).

Để đổi mới, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác DVCTT, năm 2020, Bộ hoàn thiện cổng Dịch vụ công của Bộ theo hướng tập trung, thống nhất để cung cấp DVCTT.

Bộ đảm bảo tích hợp 06 DVCTT với Cổng DVCQG và áp dụng cơ chế đăng nhập một lần SSO đồng bộ trạng thái hồ sơ TTHC, cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán phí, lệ phí (nếu có) trực tuyến, không dùng tiền mặt, bằng nhiều phương tiện khác nhau khi sử dụng dịch vụ công của Bộ trên phạm vi toàn quốc.

Đối với công tác tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC, Bộ đẩy mạnh qua dịch vụ bưu chính công ích. Vì là đơn vị có thế mạnh trên lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ nên thời gian qua, Bộ đã huy động nguồn lực tại chỗ, giải quyết các TTHC trực tuyến hiệu quả, năng suất cao.

Ngoài ra, tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật tại Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ TT&TT đã được đáp ứng tốt.

Bộ cũng sẽ hỗ trợ, hướng dẫn, phổ cập kỹ năng để người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến nhằm nâng cao số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến của mỗi dịch vụ công

Bộ TT&TT giao việc, các đơn vị phải tích cực thực hiện và báo cáo.

Trong kế hoạch, Bộ TT&TT phân công cụ thể các nội dung công việc cho các đơn vị trong Bộ cần tập trung triển khai như:

Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ trì cung cấp DVCTT phải chủ động thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao; Xây dựng kế hoạch triển khai của đơn vị, nêu rõ danh mục các DVCTT mức 4 cần thực hiện, thời gian cụ thể hoàn thành trong năm 2020 và các biện pháp để thúc đẩy việc nộp hồ sơ trực tuyến, tăng tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến.

Bộ Thông tin và Truyền thông: “Tăng tốc” thực hiện Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 - Ảnh 3.

Các đơn vị trong Bộ phải kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử

Bên cạnh đó, các đơn vị cần thống nhất các biểu mẫu, thành phần hồ sơ trong quy trình điện tử giải quyết hồ sơ TTHC. Cần xây dựng, ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong xử lý hồ sơ TTHC. Phải chuẩn hóa mã tiếp nhận hồ sơ TTHC theo Nghị định 61 của Chính phủ…

Bộ lưu ý các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT phải chủ động trong kết nối, tích hợp hệ thống dịch vụ công của đơn vị mình (nếu có) với Cổng dịch vụ công của Bộ, Cổng DVCQG theo hướng dẫn của Trung tâm thông tin.

Trong quá trình triển khai, các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng xử lý DVCTT (tỷ lệ DVCTT, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến) đối với các dịch vụ công thuộc thẩm quyền của đơn vị mình.

Đồng thời, các cơ quan đơn vị phải thiết lập kho lưu trữ hồ sơ điện tử tập trung và thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Việc định mức thời gian cũng được Bộ TT&TT quy định cụ thể, do đó định kỳ 6 tháng, các đơn vị liên quan phải báo cáo Lãnh đạo Bộ về tiến độ thực hiện Kế hoạch triển khai DVCTT mức độ 4 năm 2020 của Bộ.

Với sự quan tâm, chỉ đạo, giám sát tích cực của Bộ, lãnh đạo Bộ, sự nghiêm túc thực hiện các nhiệm nhiệm vụ trong các đơn vị toàn ngành TT&TT, chắc chắn DVCTT mức độ 4 năm 2020 sẽ sớm hoàn thành, đạt kết quả cao như các mục tiêu đề ra.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hợp quốc công bố các giải pháp bền vững, toàn diện dựa trên KHCN, ĐMST và chuyển đổi số
    Với chủ đề "Thúc đẩy các giải pháp bền vững, toàn diện, dựa trên khoa học và bằng chứng cho Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, hướng đến mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau", Diễn đàn Chính trị Cấp cao về Phát triển Bền vững (HLPF) 2025 đã diễn ra từ ngày 14/7 - 23/7/2025, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Kinh tế và Xã hội tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ.
  • Đại học Phenikka hướng tới mô hình Đại học đổi mới sáng tạo
    Mục tiêu của Đại học Phenikaa tới năm 2030 là phát triển thành công ít nhất 2 công nghệ lõi thuộc công nghệ chiến lược cấp quốc gia; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như các công nghệ: bán dẫn, tự hành, tích trữ năng lượng, y - sinh, vật liệu tiên tiến.
  • Văn hoá "làm việc khó" giúp Viettel làm chủ cáp quang biển
    Các tuyến cáp quang biển sẽ đặt nền móng để Việt Nam trở thành trung tâm dữ liệu khu vực, thúc đẩy kinh tế số và vươn tầm quốc tế. Với hệ thống cáp biển đa hướng, dung lượng lớn và chiến lược làm chủ hoàn toàn về công nghệ, Tập đoàn Viettel đang khẳng định bản lĩnh và vị thế trong việc làm chủ hạ tầng kết nối quốc tế, phục vụ cho chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia.
  • 7 công bố đổi mới sáng tạo quan trọng của AWS
    Tại AWS Summit New York 2005 vừa diễn ra, AWS đã công bố một loạt những đổi mới sáng tạo quan trọng giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và triển khai các AI agent một cách bảo mật ở quy mô lớn.
  • Bộ KH&CN kiểm tra toàn diện công tác ứng phó bão Wipha tại Thanh Hoá
    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đức Long biểu dương và ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hoá trong công tác ứng phó với bão số 3 - Wipha.
  • Chip ADC của CT Group làm được những gì?
    Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia. Đây có thể gọi là bước đột phá cực lớn của ngành bán dẫn tại Việt Nam và qua đó, khẳng định khả năng tự thiết kế chip, làm chủ công nghệ lõi của đội ngũ kỹ sư người Việt – từ công ty Diginal (một thành viên Tập đoàn CT Group).
  • Việt Nam trong Top 10 thế giới về Chỉ số AI
    Việt Nam vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới khi xếp thứ 6/40 quốc gia/vùng lãnh thổ về Chỉ số AI do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu (WIN) công bố tháng 7/2025.
  • Máy chủ Microsoft SharePoint bị tấn công, ảnh hưởng đến 100 tổ chức
    Theo Reuters, tính đến ngày 21/7, chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn nhắm vào phần mềm máy chủ Microsoft SharePoint đã khiến 100 tổ chức bị ảnh hưởng, chủ yếu ở là Mỹ và Đức.
  • Nhà mạng, bưu điện vừa chống bão Wipha vừa đảm bảo thông tin liên lạc, lưu thông hàng hóa
    Thực hiện chỉ đạo của Bộ KH&CN về đảm bảo hạ tầng viễn thông, vận chuyển để ứng phó bão Wipha, các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính đã nỗ lực chuẩn bị các phương án ứng phó bão đảm bảo an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt.
  • Bộ KH&CN tổ chức đấu giá lại hai khối băng tần cho mạng 4G, 5G
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’.
Bộ TT&TT tăng tốc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO