Thanh toán số lên ngôi

An Cường| 25/05/2020 09:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, việc ứng dụng một hình thức thanh toán thuận tiện, an toàn luôn là điều mà bất cứ quốc gia nào quan tâm. Đó là lý do khiến thanh toán không dùng tiền mặt (số) thực sự lên ngôi.

Thanh toán số nhanh, an toàn, tiện lợi

Qua báo cáo khảo sát của công ty Công nghệ Thanh toán điện tử Visa Net, thời gian gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã giảm sử dụng tiền mặt trực tiếp và chuyển sang thanh toán số trên thiết bị di động và thương mại điện tử (TMĐT).

Tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam thông qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Visa tăng 39% so với cùng kỳ năm 2019 và tổng số giao dịch tăng 54%.

Bên cạnh đó, số người tiêu dùng đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc tại Việt Nam đạt 37%, số người tiêu dùng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động đạt 42%. Đặc biệt riêng đối với nhóm người tiêu dùng sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc tăng 85% người thanh toán 1 lần/tuần hoặc nhiều hơn.

Thanh toán số lên ngôi - Ảnh 1.

Thanh toán số luôn đảm bảo nhanh, an toàn, tiện lợi

Với đà tăng giao dịch thanh toán bằng số này, Visa Net dự kiến từ nay đến cuối ước tính Việt Nam sẽ có 74% người tiêu dùng tăng cường thanh toán, giao dịch trên nền tảng số.

Các số liệu báo cáo trên được đánh giá dựa trên cơ sở sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt Nam. Hầu hết các giao dịch qua TMĐTi, ngân hàng, mua sắm... được nhiều nơi chấp nhận thanh toán không tiền mặt, qua hệ thống thanh toán số.

Một kết quả khá quan trọng khi khảo sát cho biết, hiện nay có tới 84% người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy an toàn, nhanh, tiện lợi khi thực hiện các giao dịch qua thanh toán số và có tới 81% người dùng quan tâm đến thanh toán thông qua ngân hàng số.

Cần tập trung phát triển thanh toán số

Visa Net cho biết, thanh toán số đang chiếm vị trí quan trọng trong môi trường TMĐT. Bản chất của hình thức này chính là hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm thiểu chi phí xã hội.

Thông qua thanh toán số, các giao dịch có giá trị lớn, giao dịch ở xa luôn được đảm bảo nhanh chóng, tránh những rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp. Bên cạnh đó, giúp làm giảm chi phí in ấn tiền, vận chuyển và kiểm đếm hay bảo quản tiền, quan trọng hơn góp phần không làm giảm lạm phát kinh tế xã hội...

Thanh toán số ở Việt Nam hiện nay được sử dụng qua nhiều hình thức như: Ví điện tử MoMo, cổng thanh toán điện tử Smartlink, OnePay, Bảo Kim, VTC Pay... Riêng với MoMo, đến nay có hơn hơn 10 triệu người dùng, sử dụng qua phần mềm điện thoại thông minh và được liên kết trực tiếp với 15 ngân hàng.

Xác định tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, nhất là TMĐT, đầu năm 2020, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 02/NQ-CP nêu rõ 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, trong đó có yêu cầu việc tập trung sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, một nhiệm vụ quan trọng cần tập trung triển khai, phát triển.

Cũng liên quan đến nội thanh toán số, thời gian qua Bộ TT&TT đã có văn bản yêu cầu, đề nghị các doanh nghiệp viễn thông di động sớm hoàn thiện các thủ tục, cơ sở hạ tầng để triển khai dịch vụ Mobile Money, nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt. Dự kiến dịch vụ Mobile Money sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 6 tới.

Hy vọng với những tích cực được triển khai, việc thúc đẩy thanh toán số ngày càng phát triển, phổ biến, góp phần đảm bảo lợi ích người dân, thúc đẩy tăng trưởng tổng thể nền kinh tế, xã hội.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
Đừng bỏ lỡ
Thanh toán số lên ngôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO